Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm:
1. Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng;
2. Phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
3. Phát triển hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên - Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2024, bao gồm các hành lang kinh tế (i) Theo tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước - Bình Dương) và đường Hồ Chí Minh; (ii) Hành lang kinh tế Đông - Tây (hành lang kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn); (iii) Hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa; (iv) Hành lang Dầu Giây - Liên Khương - Nha Trang; (v) Hành lang Bu Prăng - Gia Nghĩa - Bảo Lộc - Bình Thuận - Ninh Thuận.
4. Phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn
5. Quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
6. Về quốc phòng, an ninh.
Trong đó, nhiệm vụ số 4. Phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn theo quyết định Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt vào tháng 4/2024 có nội dung như sau:
Phát triển hệ thống đô thị phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng xanh, thông minh, gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa Tây Nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu; kết nối trong nước và quốc tế thông qua các cảng hàng không, hệ thống quốc lộ và đường cao tốc; đường Hồ Chí Minh và hệ thống các cửa khẩu. Đến năm 2030, vùng Tây Nguyên có 3 đô thị loại I ,3 đô thị loại II, 6 đô thị loại III, 27 đô thị loại IV. Trong đó:
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, là “Thành phố cà phê của thế giới” theo hướng xanh, thông minh, mang bản sắc riêng.
Thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học; trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp vùng.
Thành phố Pleiku là đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia và khu vực; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành; bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học của quốc gia; trung tâm thương mại dịch vụ; văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí của vùng.
Thành phố Gia Nghĩa là đô thị hạt nhân của tiểu vùng Nam Tây Nguyên, liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển trở thành thành phố công nghiệp khai thác bauxite, chế biến alumin, nhôm, việc khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm yêu cầu về môi trường; trung tâm dịch vụ tổng hợp khu vực và kết nối với tỉnh Lâm Đồng phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm.
Phát triển thành phố Kon Tum thành một thành phố hiện đại, sôi động và bền vững với bản sắc riêng; là đầu mối giao thông kết nối tiểu vùng Bắc Tây Nguyên với vùng Trung Trung Bộ, đóng vai trò chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng và giá trị đặc biệt về kinh tế, chính trị đối với khu vực.
-
Quy hoạch vùng Tây Nguyên vừa được phê duyệt có gì đặc biệt?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Đắk Lắk khởi công tòa cao ốc phức hợp cao 7 tầng tại thành phố Buôn Ma Thuột
Sáng ngày 19/11, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu khí Minh Đức (TP.HCM) đã khởi công xây dựng tòa nhà cao ốc phức hợp Minh Đức Tower tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Đắk Lắk từ 1/11/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định 41/2024, quy định hạn mức một số loại đất; giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993; điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉ...
-
Ngân hàng OCB rao bán lô đất 1.400m2 ở Đắk Lắk, giá chỉ 60 triệu đồng
Trong mục rao bán bất động sản trên nền tảng Unlock Dream Home, Ngân hàng OCB hiện đang thanh lý nhiều lô đất ở tỉnh Đắk Lắk với mức giá chỉ từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Diện tích các lô đất từ 100m2 đế n1.000m2, hơn 10.000m2....