Khoảng 400 đại biểu là lãnh đạo Trung ương và một số tỉnh, thành phố; khách quốc tế; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự hội nghị.
Thông qua diễn đàn lần này, tỉnh Bình Thuận sẽ giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư. Trong đó có ba lĩnh vực chính gồm: du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư; công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo; nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bình Thuận sở hữu nhiều ưu thế để phát triển bứt phá
Đặc biệt, lĩnh vực du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thông qua Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019, Bình Thuận sẽ hiện thực hóa Quyết định số 1772/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tỉnh sẽ tập trung kêu gọi các dự án du lịch cao cấp, các khu vui chơi – giải trí cao cấp, các dự án thương mại, đô thị, khu dân cư; ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia; xây dựng gắn kết giữa quy hoạch phát triển du lịch và phát triển đô thị biển, hạ tầng đô thị kết hợp du lịch; phát triển thương hiệu du lịch “Hàm Tiến - Mũi Né” là điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách quốc tế.
Bình Thuận kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn, tạo ra các địa điểm vui chơi, giải trí phục vụ ngành du lịch để có cơ sở tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh.
Những dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí như NovaWorld Phan Thiết sẽ góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế
Tỉnh sẽ ưu tiên kêu gọi các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại huyện đảo Phú Quý đảm bảo các tiêu chí về thân thiện môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển cho toàn tỉnh. Tỉnh cũng sẽ kêu gọi đầu tư các dự án dịch vụ du lịch, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ, kinh doanh hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch vào ban đêm, nhằm thúc đẩy kinh tế ban đêm của địa phương.
Với lĩnh công nghiệp xây dựng, tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư vào công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ - hải sản; chế biến sâu các loại khoáng sản; chế biến thành phẩm từ nguồn tro xỉ; các dự án sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện - điện tử, mở rộng, phát triển năng lượng sạch.
Công nghiệp là một trong 3 trụ cốt chính Bình Thuận tập trung kêu gọi đầu tư
Theo thống kê, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đang đóng góp khoảng 31% vào GRDP của tỉnh. Đặc biệt, Bình Thuận được quy hoạch là trung tâm năng lượng quốc gia với tổng công suất trên 12.000 MW vào năm 2020.
Do vậy, Bình Thuận đặt mục tiêu sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để đón đầu làn sóng doanh nghiệp quốc tế đang chuyển hướng đầu tư dưới tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tỉnh sẽ tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các khu công nghiệp, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chú trọng các dự án đảm bảo thân thiện với môi trường.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, Bình Thuận sẽ tiếp tục kêu gọi các dự án nông nghiệp thông minh, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Tỉnh cũng đồng thời xây dựng chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp Bình Thuận sở hữu nhiều ưu thế phát triển
Ban tổ chức dự kiến, hội nghị xúc tiến đầu tư lần này sẽ chứng kiến lễ trao quyết định và ký kết biên bản ghi nhớ 21 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 430.000 tỉ đồng.
Từ những kết quả đạt được sau thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2017, UBND tỉnh Bình Thuận kỳ vọng, Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 sẽ tạo động lực cho các hoạt động thu hút đầu tư, đối ngoại của tỉnh trong giai đoạn 2019-2020, định hướng 2021-2025.
Mặt khác, việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 sẽ tranh thủ, tận dụng được làn sóng đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch từ các trung tâm, đô thị lớn trong cả nước đến các tỉnh lân cận.
Hiện nay, thị trường đầu tư các khu đô thị, dân cư, bất động sản du lịch đang chững lại ở TP.HCM, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng,...các nhà đầu tư chiến lược đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới ở các tỉnh lân cận, trong đó có Bình Thuận. Bên cạnh đó, quỹ đất và chi phí đầu tư tại các khu công nghiệp của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã bắt đầu bão hòa và xu hướng mở rộng đầu tư của các tập đoàn lớn sẽ dịch chuyển đến các địa phương lân cận.
-
Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian muốn đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô 300 ha tại Bình Thuận
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian để nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Thuận....
-
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Cú hích đột phá cho bất động sản du lịch Bình Thuận
Hơn cả vai trò một tuyến đường huyết mạch, sự hình thành cao tốc còn đóng vai trò như một “bệ phóng” phát triển kinh tế Bình Thuận, chuyển mình từ một tỉnh ven biển nông nghiệp sang một trung tâm kinh tế - du lịch....
-
Bất động sản Bình Thuận gặp khó với 101 dự án chưa triển khai, UBND tỉnh nói gì với Bộ Xây dựng?
Hiện nay, nhiều dự án bất động sản tại tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với không ít khó khăn và vướng mắc, gây chậm trễ trong triển khai, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trước thực trạng này, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn b...