Mới đây, Bộ Giao thông vận tải, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Nhà đầu tư dự án), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (Doanh nghiệp dự án) đã ký kết Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nha Trang – Cam Lâm thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông.
Theo đó, đoạn cao tốc Nha Trang – Cam Lâm có chiều dài khoảng 50km thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa. Dự án có điểm đầu tại Km5+783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh; điểm cuối tại Km54+00 thuộc địa phận xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh.
Dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe (Bề rộng nền đường = 17m) với vận tốc thiết kế 80km/h; ngoài ra trên tuyến còn đầu tư 01 hầm đường bộ qua núi Dốc Sạn có chiều dài khoảng 700m và một số công trình cầu lớn.
Tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỉ đồng, trong đó vốn nhà nước khoảng 2.967 tỉ đồng, còn lại là vốn do nhà đầu tư huy động.
Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông được triển khai chia thành 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km đi qua địa phận 13 tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long). Tổng mức đầu tư toàn dự án gần 119.000 tỉ đồng.
Trong 11 dự án thành phần, đến nay đã có 8 dự án được điều chỉnh sang hình thức đầu tư công, 3 dự án thực hiện theo hình thức PPP.
-
Ưu tiên đầu tư cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 theo hình thức PPP hoặc BOT
Cafeland - Đó là kết luận của Thủ tướng trong cuộc họp với Thường trực Chính phủ về Dự án Cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, vừa được Văn phòng Chính phủ Thông báo trong văn bản số 92/TB-VPCP ban hành ngày 3/5/2021.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.