31/03/2020 5:14 PM
CafeLand - Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và những xáo trộn hiện nay trên thị trường tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tạm thời đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương số tháng 4/2020 với tiêu đề: Đông Á và Thái Bình Dương thời Covid-19.

Trong báo cáo, ngân hàng thế giới nhận định, trong điều kiện hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm Covid-19.

Các ngành chế tạo, chế biến, du lịch và vận tải suy giảm đột ngột trong hai tháng đầu năm 2020. Việt Nam đã bắt đầu “ngấm đòn” từ sự biến động của nền tài chính toàn cầu, giá cổ phiếu sụt giảm, độ rủi ro tín nhiệm quốc gia tăng lên và dòng vốn đầu tư suy giảm.

Mặc dù vậy, WB cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng 8%, dòng vốn FDI đổ vào lên đến 2,5 tỷ USD, ngành bán lẻ tăng trưởng 5,4%.

“Với dư địa chính sách trong tay, Việt Nam đang ở vị thế vững vàng để vượt qua khủng hoảng về y tế và kinh tế đang diễn ra”, WB nhận định.

Dù nhận định triển vọng trung hạn của nền kinh tế là thuận lợi, nhưng WB cho rằng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid-19, nay đã trở thành đại dịch toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ quay lại lên đến 7,5% trong năm 2021 và quanh mức khoảng 6,5% năm 2022

Báo cáo của WB ước tính sơ bộ, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể giảm còn khoảng 4,9% năm 2020 (tức giảm khoảng 1,6 điểm phần trăm so với dự báo trước đó của WB). Vì số ca bị nhiễm còn tương đối thấp (tính đến tháng 3/2020).

Du lịch, chế tạo và chế biến được cho là các ngành chịu tác động tiêu cực nhất của dịch bệnh do các chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Cũng theo báo cáo, bội chi ngân sách tạm thời tăng lên trong năm 2020 do thu ngân sách thấp hơn và do triển khai gói kích cầu tài khóa nhằm phần nào bù đắp tác động tiêu cực của đại dịch toàn cầu với nền kinh tế Việt Nam.

Trong trung hạn, tăng trưởng dự báo sẽ quay lại lên đến 7,5% trong năm 2021 và quanh mức khoảng 6,5% năm 2022 nhờ sức cầu bên ngoài được cải thiện, ngành dịch vụ được củng cố và sản xuất nông nghiệp dần được khôi phục.

Rủi ro và thách thức

Dù có tín hiệu tích cực, song báo cáo cũng chỉ ra trong ngắn hạn, sự bùng phát coronavirus có thể tạo ra tác động bất lợi mạnh mẽ hơn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành sản xuất và du lịch vốn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế toàn cầu.

Tác động ngắn hạn đến nền kinh tế Việt Nam có thể lớn, nhưng không kéo dài nếu như dịch bệnh được kiềm chế nhanh chóng.

Những rủi ro khác trong ngắn hạn là hoạt động kinh tế và dòng chảy thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm do Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất hiện nay trên thế giới.

Trong thời gian tới, Việt Nam có thể quản lý được những rủi ro bên ngoài nêu trên bằng cách đa dạng hóa thị trường thương mại và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Tuân thủ theo các hiệp định thương mại thế hệ mới, ví dụ như EVTFA, là cách để Việt Nam hỗ trợ cho nỗ lực đó.

Một trong những hành động được khuyến nghị trong báo cáo là các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cần đầu tư khẩn cấp nhằm tăng cường năng lực hệ thống y tế và dự phòng dài hạn của quốc gia; hợp tác quốc tế để đẩy mạnh sản xuất, cung ứng các mặt hàng, dịch vụ y tế quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh.

Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Trong đó có điều chỉnh cả chính sách y tế và chính sách kinh tế vĩ mô; khẩn trương nâng cao năng lực chăm sóc y tế để đáp ứng nhu cầu có thể tăng vọt trong giai đoạn kéo dài; điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ để ứng phó với khủng hoảng COVID-19.

  • Đại dịch biết đâu là cơ hội

    Đại dịch biết đâu là cơ hội

    CafeLand - Khi tôi ngồi viết những dòng này, đại dịch viêm phổi đang diễn ra khốc liệt trên toàn cầu với gần 600 nghìn người nhiễm bệnh và gần 30 nghìn người đã chết. Nhiều quốc gia, nhiều thành phố đang bị phong tỏa và các nền kinh tế đang bị suy sụp. Nước Mỹ hùng cường đã có số người nhiễm cao nhất thế giới và số người chết tăng nhanh. Nước Ý ở một nơi cách rất xa nơi xuất phát điểm của dịch bệnh là Vũ Hán đã có số người chết lên đến gần 10.000 người, vượt xa nơi xuất phát của dịch.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.