Theo các chuyên gia, cùng với áp lực cải cách từ Trung ương, các địa phương cũng phải hành động quyết liệt - Ảnh: VGP/Lê Anh
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp (DN) tư nhân có thể mạnh dạn đề xuất những sáng kiến đột phá. Kiến tạo những mô hình mới, khác biệt, dựa trên nền tảng công nghệ cao, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và tạo ra cơ hội thực chất cho DN.
Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra, tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025 do Báo Người lao động tổ chức phiên 2 với chủ đề: "Kinh tế tư nhân: Gỡ rào cản – Giao trọng trách" tổ chức ngày 5/6.
Các địa phương cần hành động quyết liệt
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, dù DN tư nhân Việt Nam còn yếu, nhưng rất giỏi và luôn giữ tinh thần quyết tâm đóng góp cho nền kinh tế. Nếu mở rộng cơ hội cho khu vực này, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% và thậm chí đạt mức hai con số hoàn toàn khả thi.
Nghị quyết 68 được Đảng và Nhà nước đặt niềm tin vào DN tư nhân, tạo ra môi trường công bằng, tạo động lực mới cho khu vực này phát triển. Tuy nhiên, DN cũng phải có trách nhiệm để không phụ lòng tin đó, bằng cách nỗ lực và chủ động thay vì chỉ ngồi chờ xin-cho. Nhà nước và DN phải hướng tới hợp lực cùng thực hiện mục tiêu phát triển chung.
Đặc biệt, các địa phương cũng phải hành động quyết liệt. Phương châm "Giao trọng trách – Gỡ rào cản" cần được thực hiện với tinh thần đổi mới căn bản, giúp nền kinh tế Việt Nam vươn lên ngang tầm với thế giới.
PGS. TS Trần Đình Thiên nhận định, hiện nay, chúng ta đang đi đúng hướng nhưng cần có các bước đi tích cực, cụ thể hơn nữa, trong đó TPHCM được kỳ vọng là địa phương dẫn dắt, giúp nhiều DN tư nhân có thể "cất cánh" vươn tầm khu vực và thế giới.
DN tư nhân mạnh dạn đổi mới, sáng tạo
Ông Trần Anh Dũng, Giám đốc Điều hành Công ty CP Phát triển Hùng Hậu cho rằng, mong muốn lớn nhất hiện nay của nhiều DN là tránh tình trạng "trên thông dưới tắc" và tiến hành cuộc cách mạng thực sự trong cải cách thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, cần khởi tạo môi trường thuận lợi, cởi trói và khuyến khích DN phát triển. Không chỉ dừng lại ở chính sách, Nhà nước còn cần nuôi dưỡng hệ sinh thái hỗ trợ DN bằng các công cụ tài chính và phi tài chính. Phải chú trọng phát triển DN vừa và nhỏ, vì nhiều DN lớn trong tương lai chính là những DN nhỏ của hôm nay.
Đồng quan điểm trên, ông Phan Đình Tuệ, Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM (HUBA) cho rằng, phải nhận diện rõ những rào cản mà khu vực tư nhân đang gặp phải để từ đó giao trọng trách đi kèm với nguồn lực và sự hỗ trợ phù hợp.
Theo ông Tuệ, Nghị quyết 68 đặt mục tiêu cả nước phấn đấu có 2 triệu DN, và chúng ta hoàn toàn có thể nâng cấp, dìu dắt khoảng 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động hiện nay tham gia vào mục tiêu này. Tuy nhiên, để chuyển đổi thành công từ hộ kinh doanh lên DN, các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương cần có cách thức hỗ trợ cụ thể giúp họ tự tin hơn trong quá trình chuyển đổi.
Trong bối cảnh đó, cả DN và các ngân hàng cũng cần thay đổi. Ngoài việc hỗ trợ bằng chính sách lãi suất, ngân hàng cần tham gia hỗ trợ công tác quản lý DN.
Về phía hiệp hội, ông Tuệ cho biết, HUBA sẽ phối hợp với các công ty công nghệ thông tin để cung cấp hoặc thậm chí miễn phí phần mềm quản lý, kế toán cho các DN vừa, nhỏ, siêu nhỏ, và đặc biệt là các hộ kinh doanh khi chuyển đổi lên DN, giúp quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi hơn.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vietravel cho biết, việc thiếu đầu tư cho đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố khiến sản phẩm, dịch vụ của DN thiếu sức cạnh tranh, chưa tạo được sự khác biệt trên thị trường.
Ngoài ra, các DN còn thiếu sự liên kết trong chuỗi giá trị, thường hoạt động đơn lẻ, manh mún, dẫn đến hiệu suất thấp và khó vươn ra thị trường rộng lớn. Đây là 2 yếu tố quan trọng các DN tư nhân Việt Nam cần khắc phục nếu muốn vươn mình trong bối cảnh hiện nay
Nhà nước đồng hành hỗ trợ, cùng DN tư nhân vượt khó
TS. Trần Du Lịch, cho rằng, linh hồn của Nghị quyết 68 và Nghị quyết 198 chính là "gỡ rào cản và giao trọng trách" cho khu vực tư nhân, việc giao trọng trách là điều rất cần thiết.
Tuy nhiên, theo TS. Lịch, trước khi giao nhiệm vụ, cần phải đánh giá kỹ năng lực về tài chính và khả năng thực thi của DN. Với một dự án trọng điểm, việc có tư vấn độc lập và tư vấn quốc gia để đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như vốn đầu tư, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế là rất quan trọng. Tư vấn độc lập giúp lựa chọn phương án tối ưu, đặc biệt là về chi phí đầu tư, phải được tính toán cẩn trọng và minh bạch.
Ngoài ra, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ trong quá trình thực thi dự án. Việc giao cho khu vực tư nhân không có nghĩa là khoán trắng; vẫn phải có trách nhiệm giám sát nghiêm ngặt, nhất là trong quá trình triển khai dự án.
TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh: Trong suốt quá trình thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm đồng hành, hỗ trợ và cùng DN vượt qua khó khăn. Nếu làm tốt các yếu tố trên, chúng ta cần mạnh dạn giao trọng trách cho DN tư nhân, đồng thời các cơ quan nhà nước phải là điểm tựa vững chắc để họ triển khai công việc.
-
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 30/5/2025 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo).
-
Kinh tế tư nhân cần gì để bật dậy?
Tại buổi tọa đàm “Gỡ điểm nghẽn thể chế - Khơi thông nguồn lực tư nhân” nhiều ý kiến khẳng định, việc cải cách thể chế là giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất và “rẻ” nhất để hỗ trợ doanh nghiệp.
-
Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp khu vực tư nhân
Thực hiện theo chủ trương của Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp tư nhân đã được Quốc hội thông qua.
-
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.








-
Dư nợ tín dụng đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà nhấn mạnh: “Trong 6 tháng cuối năm 2025, NHNN tiếp tục điều hành một cách đồng bộ các giải pháp...
-
Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong gần 20 năm
Theo dự báo cuối tháng 5, tăng trưởng GDP Quý II ước đạt 7,67% so với cùng kỳ; 06 tháng đạt 7,31%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản 06 tháng tăng 3,85%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,18%, dịch vụ tăng 7,83%. Tuy nhiên, ước số liệu đến hết tháng ...
-
Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Australia đạt 20 tỷ USD
Chiều 2/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Gillian Bird, nhân dịp bà chính thức nhận nhiệm kỳ công tác. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Australia đang bước vào giai đoạn phá...