CafeLand - Báo cáo chiến lược tháng 10 của HSBC nhận định: Trong khi Chính phủ chưa đưa ra một chiến lược rõ ràng về việc làm thế nào tạo ra một bộ máy kinh tế hiệu quả hơn thì đã xuất hiện một vài dấu hiệu tăng trưởng.

HSBC mở đầu báo cáo: Người Việt Nam đang chịu đựng những hậu quả của lạm phát cao và tăng trưởng giảm nhẹ cả trong nước và bên ngoài. Nếu như một phần của sự suy giảm kinh tế là do môi trường toàn cầu yếu kém thì đa phần nguyên nhân là do ảnh hưởng của lực kéo nội địa yếu.

Những năm tháng đầu tư quá mức của các doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công thiếu hiệu quả đã để lại cho quốc gia những khoản nợ khổng lồ - một vấn đề đã được bàn cãi trong suốt thời gian qua sau khi nhiều doanh nghiệp cả tư nhân lẫn Nhà nước phải chịu chi phí vay ngân hàng cao và nhu cầu thấp, cũng như những người tiêu dùng phải đối mặt với chi phí sống cao và thu nhập giảm.

Hiện tại, vấn đề là làm thế nào để xác định phương hướng thoát khỏi nợ xấu và gia tăng chất lượng cuộc sống trong kỷ nguyên tăng trưởng toàn cầu suy giảm.

Dấu hiệu phục hồi đang quay trở lại

HSBC đưa ra các dấu hiệu phục hồi đang quay trở lại với các chỉ số:

Tăng trưởng quý 3/2012 đạt 5,4% so với mức 4,7% cùng kỳ năm ngoái nhờ vào khối dịch vụ tăng mạnh. Tuy nhiên tăng trưởng vẫn có khuynh hướng thấp hơn xu hướng, đạt khoảng 5% trong năm 2012.

Trong tháng 9, nhu cầu nội địa yếu đã khiến Chính phủ tăng các loại giá cả, làm tình trạng lạm phát tăng.

Nếu như tăng trưởng phục hồi nhanh chỉ là hiện tượng nhất thời, một sự phục hồi dự kiến trong quý 4/2012 có thể giải quyết được áp lực lạm phát mặc dù lạm phát cũng có khả năng chỉ dừng ở mức một con số cho đến hết năm 2012

Vẫn yếu nhưng khá ổn định

Theo HSBC, sau khi hoạt động sản xuất giảm mạnh trong tháng 7, các doanh nghiệp đã ổn định hơn trong tháng 9. Cả chỉ số PMI và chỉ số sản lượng đều có kết quả gần với ngưỡng không thay đổi 50 điểm, đánh dấu sự ổn định của hoạt động sản xuất.

Kết quả tăng trưởng kinh tế GDP quý 3/2012 phản ánh nền kinh tế duy trì mức tăng nhẹ và thấp hơn xu hướng nhưng không phải là đang giảm.

Xét về tính liên tục, kết quả tăng trưởng kinh tế quý 3/2012 thể hiện sự ổn định của lĩnh vực sản xuất so với quý trước.

HSBC bình luận rằng: Tất cả những chỉ số phụ đều gợi ý rằng tình hình sản xuất của Việt Nam đã vượt qua lỗ hổng. Còn quá sớm để tuyên bố một sự phục hồi sẽ diễn ra nhưng những dấu hiệu cho thấy tình hình của quý 4/2012 có nhiều khả năng sẽ tốt hơn.

Theo quan điểm của HSBC, mặc dù lạm phát tăng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại do nhu cầu nội địa vẫn còn thấp, nhưng nếu chúng ta kỳ vọng vào một sự phục hồi trong quý 4/2012 thì lạm phát có thể tiếp tục tăng, mặt dù với tốc độ chậm hơn mức 2% so với tháng 9.

HSBC cho rằng không có cơ hội để cắt giảm thêm lãi suất, và mức này sẽ vẫn giữ ở 8% từ nay cho đến hết năm. Lạm phát toàn phần sẽ vẫn giữ mức một con số từ nay đến cuối năm 2012.

HSBC hy vọng một sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong quý 2/2012 nhờ sự tăng trưởng tín dụng cũng như khả năng phục hồi nhanh của xuất khẩu Việt Nam, mặc dù mặt hàng thiết bị điện tử có thể giảm sút.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xử lý vấn đề nợ xấu thông qua ba giai đoạn: Tăng cường tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, giải quyết tình trạng nợ xấu, và tái cấu trúc hoạt động ngân hàng.

Trong giai đoạn đầu, thanh khoản hệ thống đã dư dả hơn. Trong giai đoạn ba, NHNN lên kế hoạch đề ra nhiều quy định trong về việc xác định tài sản, sử dụng nguồn quỹ giảm thiểu rủi ro và tạo ra nhiều tiêu chuẩn cho hệ thống kế toán và báo cáo tài chính.

NHNN tuyên bố năm 2013 sẽ là đỉnh điểm của chương trình tái cấu trúc và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015. HSBC cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tiến trình thực hiện những lời cam kết này. Tuy nhiên, nếu tương lai cũng tương tự như trong quá khứ, Chính phủ luôn thể hiện thiện chí thực hiện những cải cách khi cần thiết. Vấn đề là lúc nào vẫn còn đang là câu hỏi chưa có giải đáp.

Ngọc Anh (Theo HSBC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.