Cụ thể, xuất khẩu sang Canada đạt 1,13 tỷ USD, tăng 15%; Mexico đạt 931 triệu USD, tăng 17%; Chile đạt 321 triệu USD, tăng 12% và Peru đạt 134 triệu USD tăng 35% so với cùng kỳ.
Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo "CPTPP – Cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam" tổ chức sáng qua (27/4).
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với châu Mỹ đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây. Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019, được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác thành viên nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng.
Mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD trong năm 2020, tăng 16% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 89,7 tỷ USD, tăng 21,7% và chiếm tỷ trọng 31,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ông Hải, sau hai năm CPTPP đi vào thực thi, kim ngạch xuất khẩu sang hai quốc gia đã phê chuẩn CPTPP là Canada và Mexico đã tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt kim ngạch 4,4 tỷ USD, tăng 45% và 3,17 tỷ USD tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018. Các nước còn lại dù chưa phê chuẩn hiệp định nhưng cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng rất nhanh (Chile 30%, Peru 21% so với năm 2018).
Tiếp đà tăng trưởng của năm 2020, ba tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang các đối tác CPTPP của Việt Nam tại khu vực này cũng tăng trưởng tích cực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 15% (đạt1,13 tỷ USD), Mexico tăng 17% (đạt 931 triệu USD), Chile tăng 12% (đạt 321 triệu USD) và Peru tăng 35% (đạt 134 triệu USD).
Bên cạnh việc khai thác thị trường CPTPP, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu khả năng tận dụng những ưu đãi, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP để qua đó đưa hàng Việt Nam thâm nhập và mở rộng sang các thị trường khác thuộc khu vực châu Mỹ.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, nếu tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.
Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác trong CPTPP vẫn còn đối mặt với những thách thức như khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp, sự khác biệt về ngôn ngữ, và việc thiếu thông tin cập nhật về tiếp cận thị trường.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đang gặp một số khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, vấn đề chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường...
-
CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%
CafeLand - Tham gia Hiệp định, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035, trong trường hợp đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ, GDP có thể tăng thêm 2,01%.
-
Sớm đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên đối tác chiến lược toàn diện
Ngày 16/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tại Phủ Thủ tướng Ba Lan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức. Sự kiện diễn ra vào dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vi...
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc vượt mốc 200 tỷ USD, nhập siêu ngày càng lớn
Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2024 đạt hơn 205 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam thiết lập được quy mô thương mại ở mức kỷ lục, vượt hơn 200 tỷ USD với thị trường Trung Quốc, theo số liệu của Tổng cục Hải q...
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...