Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, dự báo gần đây của các tổ chức về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam đều chậm lại. Trong đó kinh tế thế giới sau khi phục hồi mạnh mẽ năm 2021 thì đang giảm đà xuống mức tăng 3% năm 2022 và dự báo khoảng 2,1-2,4% năm nay.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang khó khăn hơn rất nhiều kể cả bên ngoài lẫn bên trong. TS. Cấn Văn Lực cho biết, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%.
Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4-4,5%.
Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số , đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP. HCM ) tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%.
“Nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, mức tăng trưởng có thể cao hơn”, TS. Cấn Văn Lực đánh giá.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV. Ảnh: Quochoi
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn.
Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà suy giảm, 8 tháng đầu năm giảm 10% so với cùng kỳ, mạnh nhất trong cùng kỳ 12 năm trở lại đây. Thị trường trong nước chưa được thúc đẩy hiệu quả, trong đó thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thu hút vốn FDI vẫn gặp nhiều thách thức trong dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa sâu, rộng.
Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt như kỳ vọng, chưa có sự lan tỏa với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng không còn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách. Trong đó nhiều diễn biến mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo.
Trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã tới hạn, nhiều đơn hàng bị cắt giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Thị trường lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm ca.
“Đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó ngay trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài”, Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề.
-
Doanh nghiệp Việt giỏi chống chịu nhưng chậm lớn
Đây là phát biểu của PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam nêu tại phiên thảo luận “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực và hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, sáng 19/9.
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...
-
Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam để xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Chiều ngày 13/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Arto Olavi Satonen, Bộ trưởng phụ trách việc làm thuộc Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, cùng đoàn công tác trong chuyến thăm Việt Nam.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp công du châu Âu
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân sẽ thực hiện chuyến công du châu Âu từ ngày 15-23/1, thăm chính thức Ba Lan, Cộng hòa Czech và công tác tại Thụy Sĩ. Đây là chuyến đi quan trọng theo lời mời của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, Thủ...