Theo ông Thiên, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt so với bối cảnh chung thế giới nhưng đứng trước nhiều thách thức. Một trong số đó là động lực tăng trưởng suy giảm liên tục, kéo dài.
PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết, cứ sau 10 năm tăng trưởng GDP lại giảm gần 1% về tốc độ bình quân so với giai đoạn trước. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu nhưng chậm lớn. Minh chứng là họ chịu đựng được lãi suất cao 13-15% trong hàng chục năm, chi phí vốn rất cao, thời gian dự án kéo dài. Thế nhưng, thực tế các doanh nghiệp Việt vẫn tồn tại một cách bền bỉ và mạnh mẽ.
Nhưng thực tế cũng cho thấy một khía cạnh khác trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt. “Câu hỏi đặt ra là tại sao với năng lực chống chịu và trụ hạng hiếm có như vậy mà đa số doanh nghiệp Việt mãi cứ là những thực thể nhỏ bé và chậm lớn”, ông Thiên đặt vấn đề.
PGS.TS Trần Đình Thiên. Ảnh: Quochoi
Nghịch lý nữa theo ông Thiên là nền kinh tế thừa tiền nhưng doanh nghiệp khát vốn, kiệt sức. Ba năm sau Covid-19, năng lực về vốn của doanh nghiệp cạn kiệt, ngân hàng khó cho vay trong khi người muốn lại không được vay. Đầu tư công có hàng triệu tỷ đồng tồn đọng nhưng không giải ngân được.
PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh, tình trạng ách tắc lưu thông các nguồn lực là căn nguyên “bất động hóa” các nguồn lực, làm cho chúng không thể chuyển hóa thành “động lực phát triển”, dẫn tới chỗ cơ thể kinh tế bị suy yếu, bị tổn thương.
Trước quan điểm cho rằng doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống dai nhưng chậm lớn, khó trưởng thành của PGS.TS Trần Đình Thiên, lãnh đạo Tập đoàn Liên Thái Bình Dương chia sẻ không phải doanh nghiệp muốn “chậm lớn” mà nhiều doanh nghiệp chân chính, đầu tư tìm tòi, học hỏi để lớn và trưởng thành một cách vững chắc nhưng còn vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững.
“Các doanh nghiệp rất cần chính sách đột phá để tăng cường nội lực, phát triển đột phá”, bà Lê Hồng Thủy Tiên, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đề nghị.
Phản hồi trước thông tin tiếp cận vốn khó khăn, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú chia sẻ, chưa bao giờ việc điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như thời gian qua. Việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, nhất là sau hai năm đại dịch Covid và tình hình khó khăn hiện nay của thế giới tác động đến khu vực sản xuất và kinh doanh.
Do đó, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua rất linh hoạt, thận trọng, chắc chắn, thực hiện các mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là phối hợp với các chính sách vĩ mô khác để đảm bảo sự cạnh tranh cũng như đảm bảo sự phấn đấu của các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Điển hình nhất là một số công cụ và mong muốn của doanh nghiệp là lãi suất, theo ông Tú điều hành lãi suất là khó nhất trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ hiện nay. Từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý tiền tệ đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, tạo dư địa cho các ngân hàng có vốn rẻ để cho vay với lãi suất thấp.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, năm 2023 NHNN đã nới rất rộng, tạo thông điệp rằng tín dụng sẵn sàng hỗ trợ và mở rộng cho các doanh nghiệp. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục duy trì quan điểm điều hành như vậy.
Theo thống kê, lãi suất cho vay bình quân hiện nay khoảng 7,9% với những các khoản cho vay mới. Các khoản cho vay trước đây chưa đến thời hạn trả nợ, thu nợ thì lãi suất cho vay khoảng 9,4%. Lãi suất cho vay những khoản cho vay cũ của doanh nghiệp cũng sẽ từng bước giảm xuống nhưng sẽ có độ trễ…
-
Gần 680 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ tài sản hơn 3,8 triệu tỷ đồng
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có gần 680 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, chiếm gần 2,4% nhưng nắm một lượng tài sản rất lớn hơn 3,8 triệu tỷ đồng.








-
"Cơn sốt" đổi mới sáng tạo và dòng vốn tư nhân đang tái định hình tương lai Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, Việt Nam lại nổi lên như một điểm sáng trên bản đồ đầu tư công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Đông Nam Á. Báo cáo Vietnam Innovation & Private Capital Report 2025 do Trung tâm Đổi mới Sáng tạ...
-
Phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Philippines đạt 10 tỷ USD
Chiều 24/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp gỡ với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Philippines tại Việt Nam, ông Meynardo Los Banos Montealegre, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Việt ...
-
Việt Nam và Mỹ chính thức khởi động đàm phán về vấn đề kinh tế, thương mại song phương
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, ổn...