Sau khi Báo Người cao tuổi đăng loạt bài “Khu công nghiệp Long Hậu chủ đầu tư cài bẫy nhà thầu”, Tòa soạn lại nhận được đơn thư phản ánh. Nhóm phóng viên Báo Người cao tuổi thu thập, xác minh phát hiện thêm nhiều hành vi tiêu cực tại khu công nghiệp này. Không những doanh nghiệp trong nước mà ngay cả doanh nghiệp của Nhật Bản cũng bị mắc bẫy của chủ đầu tư. Báo chí phản ánh, chủ đầu tư không khắc phục hậu quả, mà còn tung hỏa mù khởi kiện doanh nghiệp ra tòa…

Kì 1: Hết lừa nội địa, vươn ra nước ngoài!

Công ty CP Long Hậu với các cổ đông chính là Công ty Đầu tư Tân Thuận và Công ty CP Nam Sài Gòn. Hai doanh nghiệp Nhà nước này thuộc Ban Tài chính quản trị TP Hồ Chí Minh do ông Bùi Vân Ảnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển Tân Thuận quản lí, đại diện vốn Nhà nước tại Công ty CP Long Hậu với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Trong quá trình hoạt động, Công ty này để xảy ra nhiều tiêu cực gây ra thất thoát số tiền quá lớn cho cổ đông và ngân sách nhà nước. Sau khi được lên chức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tìm cách biến tiền Nhà nước thành “tiền chùa” để được chi xài thỏa thích.

“Phi vụ” đầu tiên là cho vay vốn lòng vòng thu lãi. Năm 2009, Công ty CP Long Hậu cho Công ty CP Bourbon An Hòa vay 29 tỉ đồng. Tính đến thời điểm 30/6/2012, số tiền nợ của Công ty CP Bourbon đối với Công ty CP Long Hậu là hơn 35 tỉ đồng, trong đó số tiền lãi là 4.664.627.554 đồng và chưa biết đến bao giờ mới thu được cả vốn lẫn lãi. “Phi vụ” này chủ nợ và con nợ đều do Tổng Giám đốc Công ty CP Long Hậu, đồng thời cũng là Tổng Giám đốc Công ty CP Bourbon nên “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Trong khi Tổng Giám đốc Công ty CP Long Hậu cho vay khi doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh tiền tệ là vi phạm Điều 159 Bộ luật Hình sự. Các cổ đông bức xúc nhất là nhiều tỉ đồng của Nhà nước cho vay trái pháp luật có khả năng không thu hồi được. Tiếp theo là việc mời gọi đầu tư theo phương thức “khẩu Phật tâm xà”. Để thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, Công ty CP Long Hậu tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng cho thuê. Năm 2011 đưa vào sử dụng 33.000m2 nhà xưởng với tổng kinh phí hơn khoảng 160 tỉ đồng. Đơn giá xây dựng 4.800.000 đồng/m2 là quá cao, vượt xa so với đơn giá quy định của Nhà nước, cao hơn nhiều so với đơn giá các doanh nghiệp đã và đang làm trong khu vực. Theo lí giải của Công ty CP Long Hậu, xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản nên giá thành cao hơn. Thế nhưng, “chất lượng Nhật Bản” mà Công ty CP Long Hậu xây dựng quá thấp kém. Nhà xưởng mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp nặng. Nền nhà bị thấm, lớp sơn mới bong tróc. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư sản xuất tại đây nhưng phải mất thêm tiền, sửa chữa lại. Về kĩ thuật xử lí thấm, sơn nền không đòi hỏi kĩ thuật cao, nhưng Công ty CP Long Hậu không làm được. Việc che giấu hồ sơ địa chất, biến đất bùn chảy thành đất cấp 2 thì những cột thép cao, giàn sắt có khẩu độ rộng, trọng lượng lớn treo trên cao liệu có bảo đảm an toàn? Nếu xảy ra sự cố về nhà xưởng xây sẵn thì hậu quả thật khó lường liên quan đến sinh mạng của hàng nghìn công nhân và máy móc thiết bị. Nhiều nhà đầu tư yêu cầu Công ty CP Long Hậu bồi thường thiệt hại.

Hình ảnh đào chuyển bùn

Riêng Công ty TNHH M&M thì Công ty CP Long Hậu đã phải đền 2,3 tỉ đồng, bao gồm miễn phí 10 tháng tiền thuê nhà xưởng, tương đương 2 tỉ đồng và 300 triệu đồng chi phí sơn nền. Với 33 doanh nghiệp Nhật Bản đang thuê nhà xưởng xây sẵn thì Công ty CP Long Hậu sẽ đền bù số tiền không nhỏ. Vì sao số tiền đầu tư cao mà chất lượng nhà xưởng lại thấp kém? Phải chăng, vốn cho các hạng mục xây sẵn bị rút ruột? Dự án xây dựng nhà máy cung cấp nước cho khu công nghiệp với mức vốn đầu tư 11 tỉ đồng hoàn thành khoan giếng, lắp đặt hệ thống nước khử mặn, bể chứa, hệ thống đường dẫn và ba giếng khoan. Thế nhưng nguồn nước cung cấp không đạt tiêu chuẩn chất lượng, do hàm lượng muối quá cao, không thể sử dụng trong sinh hoạt và hệ thống máy móc thiết bị sẽ hư hỏng nhanh. Khắc phục hậu quả này, Công ty CP Long Hậu tiến hành kiểm tra và kết luận: “Cả ba giếng khoan đều bị nhiễm mặn” và dự án đầu tư 11 tỉ đồng đành phải… đắp chiếu.

Cố ý làm trái, móc túi ngân sách!

Năm 2009, Công ty CP Long Hậu xây dựng khu công nghiệp Long Hậu mở rộng thêm 103ha, với tổng kinh phí đầu tư 390 tỉ đồng. Công ty kí hợp đồng với Công ty Tư vấn Kĩ thuật xây dựng Bách Khoa (thuộc Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh) thực hiện khảo sát địa chất.

Ông Vũ Xuân Hòa, Giám đốc Công ty Bách Khoa báo cáo kết quả khảo sát được chủ đầu tư thông qua. Cụ thể: Qua 6 mũi khoan được xác định: “Khu vực khảo sát phát hiện các nguyên đơn và phụ đơn nguyên địa chất công trình, lớp 1: Bùn sét, xám đen, trạng thái chảy…”. Từ kết quả khảo sát địa chất, Công ty Bách Khoa yêu cầu: “Lớp đất (1) khu vực khảo sát, chưa trải qua quá trình nén chặt tự nhiên nên có cường độ chịu lực kém, tính nén lún lớn, khả năng biến dạng lớn. Đối với công trình có tải trọng nhỏ nên sử dụng các loại móng nông đặt vào lớp đất (lớp 1) có gia cố cọc cừ tràm. Đối với công trình có tải trọng vừa (tòa nhà 3 - 4 lầu) có thể sử dụng móng cọc đặt vào lớp đất 3”.

Vậy mà trong hồ sơ mời thầu, gói thầu số 8 (hạng mục đường nội bộ, hệ thống thoát nước ở đường số 1 và số 6) là một trong tám gói thầu thi công hạ tầng nằm trong diện tích được mở rộng. Bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công của hạng mục này cũng do Công ty Bách Khoa thiết kế nhưng không hề tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật, không áp dụng đúng kết quả đã khảo sát địa chất. Toàn bộ hệ thống cống thoát nước có đường kính 1.800 cm, hố ga có diện tích 2,4x2,4m, được đúc bằng bê-tông cốt thép nặng hàng tấn lơ lửng trên bùn chảy. Chính Công ty Bách Khoa thực hiện khảo sát địa chất và thực hiện bản vẽ thiết kế thi công, nhưng lại cố tình thiết kế thi công sai lệch hoàn toàn với kết quả khảo sát địa chất.

Để bòn rút ngân sách, Công ty CP Long Hậu bất chấp các quy chuẩn kĩ thuật trong xây dụng công trình. Theo tính toán gói thầu số 8 có chiều dài 3.225m, với diện tích đổ bê-tông lót gối cống chiếm 60%. Bề rộng 1,39m và 155 hố ga có diện tích 2,4x2,4m, thì diện tích phải đóng cừ tràm là 3.582m2, mỗi mét vuông phải đóng 25 cây cừ loại dài 4,5m, với đơn giá hiện nay 14,208 đồng/m thì số tiền mà Công ty CP Long Hậu bỏ túi riêng không dưới 6 tỉ đồng. Hậu quả là công trình không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các nhà đầu tư. (Còn nữa)

  • Doanh nghiệp địa ốc nhúc nhắc khởi động dịp đầu năm

    Doanh nghiệp địa ốc nhúc nhắc khởi động dịp đầu năm

    Dù thị trường chưa thoát khỏi khó khăn, nhưng với kỳ vọng sẽ ấm hơn trong năm 2013 sau các biện pháp hỗ trợ mạnh từ Chính phủ, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã nhúc nhắc khởi động dự án ngay trong những ngày đầu năm mới. <br/br>

  • Cấm dùng tiền mặt mua nhà, xe: Món lợi cho ngân hàng?

    Cấm dùng tiền mặt mua nhà, xe: Món lợi cho ngân hàng?

    Với quy định mua nhà, ô tô, xe máy... phải thanh toán qua ngân hàng, dự thảo Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục gây nhiều tranh cãi ngay cả với các chuyên gia kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, những quy định này trước tiên mang lại món lợi lớn cho ngân hàng. <br/br>

  • Bất động sản thời... “đứng đường” tiếp thị

    Bất động sản thời... “đứng đường” tiếp thị

    Khoảng một tháng nay, trên nhiều gốc cây, cột điện ở những tuyến đường ở khu vực Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy (Hà NỘi) ngoài những quảng cáo như kiểu “khoan cắt bê tông” còn xuất hiện những băng rôn quảng cáo các dự án chung cư đang chào bán với nhiều hình thức khuyến mại… <br/br>

Hà Giang - Tùng Lâm - Thiên Thanh (Người cao tuổi)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.