Luật Đất đai 2024 có 20 nội dung giao HĐND, UBND cấp tỉnh quy định chi tiết thi hành
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa có Công văn 1680/BNNMT-QLĐĐ gửi Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án sắp xếp, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc sáp nhập về việc rà soát quy định trong lĩnh vực đất đai khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, Luật Đất đai 2024 và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật có nhiều nội dung giao HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để áp dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương.
Cụ thể, Luật Đất đai 2024 có 20 nội dung giao HĐND, UBND cấp tỉnh quy định chi tiết thi hành. Trong thời gian qua, các địa phương đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, ban hành các văn bản theo yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố, sẽ xuất hiện tình trạng trong phạm vi của tỉnh, thành phố sau thực hiện sáp nhập có sự không thống nhất đối với một số quy định cụ thể.
Các quy định không thống nhất có thể xuất hiện ở các nội dung như: thời gian thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, mức bồi thường vật nuôi cây trồng, mức hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, suất tái định cư tối thiểu, đơn giá bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất; điều kiện và diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất; tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất... dẫn đến tình trạng suy bì thiệt - hơn giữa các xã, phường, giữa các đối tượng sử dụng đất, từ đó gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai tại địa phương.
Nghiên cứu quy định áp dụng các chính sách đặc thù tại địa phương sau sáp nhập
Để chủ động khắc phục những bất cập trên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án sắp xếp, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp tỉnh, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện việc sáp nhập khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động rà soát các nội dung được giao quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND cấp tỉnh để sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định thống nhất việc áp dụng một số chính sách về đất đai hoặc quy định áp dụng các chính sách đặc thù tại địa phương sau sáp nhập.
Đồng thời, có quy định chuyển tiếp để thực hiện các chính sách đất đai trên địa bàn cấp tỉnh khi đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập đi vào hoạt động, đảm bảo không gián đoạn, không tạo khoảng trống pháp lý, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Môi trường để được hướng dẫn cụ thể.
-
Giải đáp 10 vướng mắc về nghĩa vụ tài chính theo Luật Đất đai 2024
Ngày 28/02/2025, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 937/TCT-CS về việc xác định nghĩa vụ tài chính theo Luật Đất đai 2024. Theo đó, giải đáp rõ 10 vướng mắc về nghĩa vụ tài chính, cụ thể như sau:
-
Định giá đất: Thách thức và kỳ vọng cải cách từ Luật Đất đai 2024 - Phần 2
Trong những năm qua, vấn đề định giá đất tại việt nam đã bộc lộ nhiều bất cập, từ sự chênh lệch giữa giá đất trong bảng giá nhà nước ban hành và giá giao dịch thực tế, đến tình trạng thiếu minh bạch và không đồng nhất trong phương pháp áp dụng. Hệ quả là thất thoát ngân sách, bất ổn thị trường bất động sản và những tranh cãi kéo dài liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
-
Định giá đất: Thách thức và kỳ vọng cải cách từ Luật Đất đai 2024 - Phần 1
Trong những năm qua, vấn đề định giá đất tại việt nam đã bộc lộ nhiều bất cập, từ sự chênh lệch giữa giá đất trong bảng giá nhà nước ban hành và giá giao dịch thực tế, đến tình trạng thiếu minh bạch và không đồng nhất trong phương pháp áp dụng. Hệ quả là thất thoát ngân sách, bất ổn thị trường bất động sản và những tranh cãi kéo dài liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế.








-
Thông tin mới nhất về dự án cầu đường Bình Tiên kết nối quận 6, quận 8 và huyện Bình Chánh
Dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,6km kết nối quận 6, 8 và huyện Bình Chánh dự kiến khởi công vào đầu năm 2026, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này....
-
Siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ có 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu
Theo đề án, sau sắp xếp, TP.HCM mới sẽ là siêu đô thị mới của vùng Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên 6.772,65 km2, quy mô dân số trên 13,7 triệu người; có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu....
-
Huyện Hóc Môn muốn đấu giá sớm khu đất 290 ha để phát triển đô thị theo mô hình TOD
Huyện Hóc Môn muốn giải toả mặt bằng, đấu giá sớm khu đất 290 ha ở xã Tân Hiệp để phát triển đô thị theo mô hình TOD.