Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong việc triển khai thi công dự án hôm nay là tiền đề quan trọng để tỉnh Bình Thuận triển khai đầu tư xây dựng hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT, đưa vào khai thác đồng bộ Cảng hàng không Phan Thiết.
Sân bay Phan Thiết đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 2009, rộng 543 ha. Dự án từng được khởi công đầu năm 2015, dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng sau đó tạm dừng.
Đến năm 2017, UBND Bình Thuận đề xuất nâng cấp sân bay Phan Thiết 4C lên cấp 4E, đường băng dài từ 2.400 m lên 3.050 m để có thể khai thác các chuyến bay quốc tế trong tương lai. Một năm sau, dự án được Thủ tướng phê duyệt là một trong 15 cảng hàng không nội địa trên cả nước có quy mô cấp 4E dân dụng kết hợp với sân bay quân sự cấp 1, tổng vốn khoảng 10.000 tỷ đồng.
Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án, đến nay, toàn bộ mặt bằng dự án cơ bản hoàn thành, đảm bảo điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Đối với hạng mục hàng không dân dụng, UBND Tỉnh Bình Thuận đang chỉ đạo các sở ngành Nhà đầu tư BOT tích cực phối hợp với các bộ Ngành Trung Ương để sớm thẩm định và trình Thủ Tướng Chính Phủ Phê duyệt chủ trương, hoàn thành các thủ tục theo quy định để triển khai thi công song song với sân bay quân sự, đảm bảo toàn bộ cảng Hàng không Phan Thiết đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ.
-
Cảnh báo 'cò đất' đổ xô về dự án sân bay Phan Thiết
Chiều 11.3, Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết (Bình Thuận) gửi văn bản lưu ý Công an, Phòng TN-MT và UBND xã Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết) có biện pháp cấp bách để ngăn chặn tình trạng 'cò đất' tập trung bất thường khu vực sân bay Phan Thiết.