Dự án nhà TNT Kiến Hưng. Ảnh: Nguyễn Tú.
“Đứt gánh” nửa chừng
Được mua căn hộ 70m2 thuộc dự án nhà TNT khu tái định
cư Kiến Hưng-Hà Đông, thế nhưng hơn một tháng nay, anh Hoàng Trọng C. ở
phường Phúc La (quận Hà Đông), như ngồi trên đống lửa khi nhận được
thông báo của chủ đầu tư về việc nộp tiền đợt hai.
“Tôi phải đi vay mượn khắp nơi mới có gần 240 triệu
đồng để đóng đợt 1. Giờ nhận được thông báo phải đóng tiếp 20% không
biết kiếm đâu ra tới trăm triệu để đóng tiếp. Khi mua thì tranh nhau nộp
hồ sơ, giờ phải tìm mọi cách xin rút lại tiền. Mà xin rút lại cũng khó,
hợp đồng đã ký nên chủ đầu tư không đồng ý, trong khi nhà TNT không
được rao bán”- Anh C. tâm sự.
Cùng nỗi lo, chị Hoàng Thị Ngân ở quận Long Biên cho
rằng, chị dại dột khi mua nhà TNT. “Tôi thấy mình sai khi đã ký hợp đồng
với chủ đầu tư để mua căn hộ 65m2 ở khu nhà TNT Đăng Xá-Gia Lâm. Vì giá
trên 10 triệu đồng/m2 không phải rẻ so với nhiều dự án nhà thương mại ở
bối cảnh thị trường căn hộ đã xuống giá như hiện nay.
Chưa kể, tiến độ đóng tiền quá cấp tập, vì ngoài phải
đóng 30% ngay sau khi ký hợp đồng thì 70% còn lại phải đóng trong vòng 4
tháng tiếp theo. Với tiến độ đóng tiền, và việc ngân hàng hạn chế cho
vay, nhiều người mua nhà TNT cũng đành bỏ cuộc”-Chị Ngân nói.
Kiến nghị chuyển một phần sang nhà thương mại
Đại diện Phòng phát triển n hà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho
biết, trái hẳn với những kỳ vọng ban đầu, nhà TNT hiện đang ế ẩm, khi
các dự án phải chào bán trong nhiều đợt hoặc kéo dài thời gian nhận hồ
sơ nhưng vẫn chưa đủ số người mua.
“Hiện có dự án có đến trên 100 trường hợp người mua đã
được xét duyệt nhưng bỏ cuộc, không đến nộp tiền. Nhiều người đã ký hợp
đồng ở các dự án khác cũng có ý định xin rút lại tiền đã đóng. Nguyên do
ngoài việc thị trường khó khăn, tiến độ thanh toán gấp gáp khiến nhiều
người dân đủ điều kiện mua nhà cũng không thể mua nổi thì việc đưa ra
các biện pháp rao bán nhà TNT nên những người mua nhà không vì mục đích
để ở cũng phải tìm mọi cách để rút lại tiền”- Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng
phòng phát triển nhà nói.
Ông Đạm cho hay, để tháo gỡ cho các chủ đầu tư, ngoài
đề xuất các giải pháp giảm giá thành xây nhà TNT bằng các cơ chế ưu đãi,
thì các ban ngành thành phố cũng kiến nghị mở rộng diện được mua nhà
TNT cho các đối tượng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đa, Giám đốc Cty CP Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai - Chi nhánh Hà Đông: “Mặc dù theo quy định, chủ đầu tư nhà TNT được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển nhưng thực tế hầu hết các chủ đầu tư đều phải vay từ ngân hàng thương mại. Với lãi suất cao tất cả chi phí này đều trút lên giá nhà. Hiện một số khách hàng làm đơn xin thanh lý hợp đồng, rút lại tiền với lý do không có tiền để đóng tiếp”.
Ông Trần Văn Can - Giám đốc Cty Cổ phần đầu tư và phát
triển nhà Hà Nội số 5 (Handico 5) - chủ đầu tư dự án nhà TNT Sài Đồng
cho biết: “Trong tổng số 400 căn hộ thì đến thời điểm này có trên 120 hồ
sơ xin rút về.
Đối với Handico 3 cũng có số hồ sơ xin rút khoảng chừng
đấy. Dự án đã xong phần thô tầng 6, trong khi theo hợp đồng ký với
khách hàng đến tầng 5 là thu tiền đợt 2, nhưng chúng tôi cũng chưa bán
hết số căn hộ còn lại.
Cty cũng đang tính kiến nghị thành phố cho phép chuyển hơn 120 căn hộ còn lại sang dạng bán nhà thương mại để có vốn thực hiện dự án”.