CafeLand – Thị trường thế giới trầm lắng, cùng kỳ nghỉ lễ kéo dài đã khiến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp thép trong tháng đầu năm 2020 đều sụt giảm.

Xuất khẩu giảm mạnh

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2020, sắt thép các loại xuất khẩu giảm mạnh cả về lượng và trị giá. Cụ thể, lượng sắt thép xuất khẩu đạt hơn 483.000 tấn, trị giá hơn 266 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và giảm 26% về trị giá so với tháng trước, giảm tương ứng 35,7% và 44% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường xuất khẩu, Campuchia vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép Việt với hơn 105.000 tấn, trị giá 57,68 triệu USD, giảm 34,4% về lượng và 39,4% về trị giá so với tháng đầu năm 2019.

Một thị trường tiêu thụ lớn của sắt thép Việt cũng giảm mạnh nữa là Malaysia với 54.285 tấn, trị giá 29,69 triệu USD, giảm 21% về lượng và trị giá so với tháng trước và giảm lần lượt 3,5% và 15,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu giảm mạnh nhưng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến

Đáng chú ý, Trung Quốc - thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất cho Việt Nam - trong tháng 1 đã có lượng tiêu thụ các loại sắt thép Việt tăng đột biến với 113.757 tấn, trị giá hơn 47 triệu USD. Con số này giảm 16% cả về lượng và trị giá so với tháng cuối năm 2019 nhưng so với tháng 1/2019 thì tăng 113 lần về lượng và tăng 48,7 lần về trị giá. (Sản lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang Trung Quốc trong tháng 1/2019 đạt 1.005 tấn, trị giá 966.759 USD).

Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu khác của sắt thép Việt ghi nhận mức tăng là Singapore với hơn 29.600 tấn, trị giá gần 13 triệu USD; Bangladesh 439 tấn, tương đương 0,26 triệu USD. Ngược lại, lượng sắt thép xuất khẩu sang Bỉ, Philippines, Mỹ,… giảm mạnh từ 70 – 90% so với cùng kỳ năm trước.

Về nhập khẩu mặt hàng này trong tháng đầu năm đạt hơn 940.000 tấn, trị giá hơn 570 triệu USD, giảm 21% so với tháng trước. So với cùng kỳ, lượng sắt thép nhập khẩu trong tháng giảm 18% về lượng và gần 30% về trị giá.

Chịu nhiều tác động

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguyên nhân của việc sụt giảm cả về sản xuất và tiêu thụ của thép Việt trong tháng đầu năm 2020 chủ yếu là do hai kỳ nghỉ tết với thời gian dài. Điều này đã ảnh hưởng chung tới kết quả tiêu thụ của các doanh nghiệp thép xây dựng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường toàn cầu trầm lắng, hoạt động trên thị trường thép Trung Quốc chậm lại trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch cúm virus corona (Covid-19) bùng phát tại Vũ Hán khiến thời gian nghỉ lễ kéo dài hơn dự kiến. Điều này làm dấy lên sự lo lắng về tình hình kinh tế Trung Quốc nói chung và các hoạt động xây dựng nói riêng.

Theo VSA, thị trường Mỹ hiện đang khá chật vật để theo kịp với sự tăng vọt của giá thép. Nhu cầu nhà ở tăng gần 17% so với tháng trước, lên mức cao nhất trong 13 tháng cho thấy hoạt động xây dựng tăng mạnh trở lại.

Giá thép cán nóng (HRC) của Mỹ ổn định trên 600 USD/tấn, nhưng các chào giá bị ràng buộc do thiếu hoạt động mua hàng. Giá HRC của Mỹ tăng 134,5 USD/tấn so với mức đáy trong tháng 10/2019. Kỳ vọng giá phế liệu giảm hơn trong tháng 2, tháng 3 và nhu cầu đi xuống cho thấy giá cuộn thép có thể chịu áp lực.

Tại Liên minh châu Âu (EU), giá thép đang được hưởng lợi từ việc giảm sản lượng và nhu cầu giảm trong lĩnh vực xây dựng, ô tô. Thị trường HRC phía bắc châu Âu đã chứng kiến sự phục hồi, phần lớn là do nguồn cung chặt chẽ hơn từ việc cắt giảm công suất. Nhưng lo ngại là giá có thể sụt giảm khi các nhà máy bắt đầu khởi động lại.

Dự báo về tăng trưởng sản xuất thép trong năm 2020, VSA cho biết sẽ có sự tăng trưởng nhẹ khoảng 6 – 8%. Năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu một số nguyên liệu như quặng sắt (gần 17 triệu tấn), thép phế (khoảng 5 triệu tấn), thép cuộn cán nóng ước khoảng 5 triệu tấn. Mức tăng trưởng này được nhận định là sẽ thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng của ngành trong năm 2019 vừa qua.

Thị trường thép Việt năm 2020 được dự báo sẽ còn nhiều biến động về giá và khả năng tiêu thụ. Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép năm 2020 ước tính duy trì ở mức thấp 5 - 7% do thị trường bất động sản chững lại... Ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt nhiều thách thức do sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước, thép nhập khẩu từ nước ngoài, việc siết chặt tín dụng cho vay đối với thị trường bất động sản trong nước.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.