Sở dĩ có nhiều dự án treo như vậy là vì những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp vẫn tranh thủ xin dự án rồi khoanh đất để đấy. Đền bù xong tiền đất cho dân là hết, nhiều doanh nghiệp không có tiền để đóng nghĩa vụ cho nhà nước; không có tiền làm hạ tầng và triển khai các hạng mục của dự án. Chính vì sự tranh thủ trên đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực cũng xin rồi bỏ sở dự án hoặc có doanh nghiệp làm ra sản phẩm rồi không có người mua.
Theo báo cáo của Sở TN-MT Hà Nội, từ năm 2009 đến quý I/2013, Sở đã tiến hành thanh kiểm tra 653 tổ chức. Kết quả, 39 dự án với tổng diện tích 425,2ha được Nhà nước giao đất, cho thuê nhưng thực hiện chậm tiến độ 24 tháng; 514 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai; 482 dự án sử dụng đất sai mục đích, sử dụng đất không hiệu quả, cho thuê, chuyển nhượng trái pháp luật.
Cho đến hết quý I/2013, mới có 16/39 dự án đã thoát khỏi danh sách chậm tiến độ. Tương tự, 19 dự án chậm đưa đất vào sử dụng 12 tháng kể từ ngày nhận bàn giao đất đã khắc phục được vi phạm. 302 dự án khác cũng chủ động triển khai, ra khỏi danh mục dự án “treo”, đưa đất vào sử dụng có hiệu quả.
Hiện tại, đứng đầu danh sách xã có nhiều dự án “treo” nhất Hà Nội là xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội với 24 dự án. Riêng dự án khu đô thị Tiến Xuân đã lấy đất của hai xã Tiến Xuân và Đông Xuân với tổng diện tích 1.300 ha trong đó bao gồm cả đất ở lẫn đất canh tác. Tuy nhiên, dự án Tiến Xuân chưa biết khi nào khởi công.
Tương tự, tại huyện Mê Linh (Hà Nội) có khoảng 50 dự án “chết”, quy mô lớn nhỏ từ 10 ha đến 100 ha/dự án. Điển hình như Khu đô thị Minh Giang Đầm Và, Phúc Việt, Hà Phong, Tiền Phong, Chi Đông, River land, AIC, Diamond Park New, Cienco 5 ... Hầu hết các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay qua nhiều năm hạ tầng vẫn dang dở.
Huyện Từ Liêm (Hà Nội) hiện có 182 dự án đang thực hiện trên địa bàn thế nhưng chỉ có duy nhất 1 dự án đã hoàn thành giải phóng xong mặt bằng, 25 dự án cơ bản hoàn thành, 128 dự án đang triển khai và 28 dự án chưa đủ thủ tục. Theo ông Nguyễn Kim Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, trên địa bàn huyện còn có nhiều dự án treo, điển hình là dự án “Thành phố giao lưu” tại khu vực xã Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn rộng gần 100 ha, triển khai 10 năm nay vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc cho người dân.
Sở TN-MT cho biết, qua việc xử lý các vi phạm, thành phố đã quyết định thu hồi hơn 8,3 triệu mét vuông đất. Nhiều dự án thu hồi được Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội giao cho các quận, huyện xây dựng trường học, công trình công cộng.
Theo Sở TN-MT Hà Nội, nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng dự án “treo” là do các nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án hoặc có thay đổi phương án sản xuất kinh doanh mới. Một số tổ chức sử dụng đất là đối tượng điều chỉnh của chính sách kinh tế vĩ mô về tín dụng đã gặp khó khăn lớn về vốn để thực hiện các dự án. Cùng với đó là động thái “đóng băng” của thị trường bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp không huy động được vốn chưa thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, theo phân tích của Sở TN-MT, trong phát triển dự án, chủ đầu tư được giao chịu trách nhiệm về hiệu quả tài chính. Nhưng với quy định chủ đầu tư có quyền triển khai dự án nếu như họ có 20% vốn để đầu tư, cơ quan chức năng chưa kiểm soát họ làm bao nhiêu dự án và dự án ở bao nhiêu tỉnh, thành.
Để giải quyết tình trạng trên dự án “treo”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, các dự án bất động sản nên được cấp từng giai đoạn, để tương ứng với cầu của thị trường.
Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng “không phải cứ động một cái là thu hồi đất”. Trước hết vẫn là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp đỡ họ sử dụng đất hiệu quả. Trong trường hợp đã hướng dẫn, nhắc nhở, thậm chí cho phép gia hạn rồi mà dự án không chuyển động thì phải lập hồ sơ thu hồi.
-
Khách hàng “lờ” dự án ở Mê Linh và Hoài Đức
Đây là nhận định được bà Đỗ Thu Hằng - Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, công ty Savills Việt Nam đưa ra tại buổi họp báo tổng quan về thị trường BĐS Hà Nội quý I/2013. <br/br>
-
Địa phương dễ dãi, dự án bỏ hoang
Dự án bỏ hoang tràn lan, một phần do địa phương dễ dãi cấp phép. Nay, bất động sản đóng băng, các dự án “đắp chiếu” cũng không dễ thu hồi. <br/br>
-
Nguồn cầu khách sạn tại Tp.HCM tăng trong quý 1
CafeLand - Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2013 Savills Việt Nam vừa công bố, công suất thuê trên thị trường khách sạn tại Hà Nội giảm 3 điểm phần trăm so với quý trước, trong khi đó trên thị trường Tp.HCM tăng nhẹ 1 điểm phần trăm.