Bộ Tư pháp mới đây đã tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH).
Cần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Tại buổi họp, đại diện Bộ Công an cho biết, qua hơn 20 năm thi hành Luật PCCC năm 2001, công tác PCCC và CNCH đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện Bộ Công an cũng thẳng thắn nhận định, trước yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung.
Do đó, việc xây dựng Luật PCCC và CNCH cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là cần thiết để đảm bảo thống nhất và đồng bộ với các Bộ Luật, Luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, đồng thời bắt kịp sự vận động và chuyển biến của xã hội.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Quốc phòng nhận định, thể chế liên quan tới công tác cứu hộ, cứu nạn hiện nay khá đầy đủ; Ban Chỉ huy cứu hộ cứu nạn từ Trung ương đến địa phương cũng được tổ chức tương đối bài bản, do vậy đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát kỹ các quy định, tránh chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là Luật Phòng thủ dân sự sẽ có hiệu lực từ 1/7/2024.
Lãnh đạo Cục Cứu hộ, cứu nạn cho rằng dự thảo Luật cần tập trung tháo gỡ vướng mắc trong thực tế như: Khắc phục tình trạng nhiều công trình vi phạm PCCC; việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật an toàn cháy cho nhà và công trình; nguyên tắc đóng góp, hoạt động của Quỹ PCCC…
Nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng Luật PCCC và CNCH, Bộ Tài chính cho rằng, cần bổ sung những quy định cụ thể nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, xây dựng các kỹ năng về PCCC và CNCH.
Bộ Tài chính đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ dự kiến tác động của các chính sách, đặc biệt là chi phí phát sinh liên quan tới các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình; khả năng đáp ứng thực tế; lộ trình triển khai thực hiện nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật.
Kết thúc phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc bổ sung phạm vi điều chỉnh về cứu nạn, cứu hộ tại đề nghị xây dựng Luật; đồng thời tiến hành rà soát tổng thể hệ thống pháp luật để bảo đảm các nội dung chính sách đã đề xuất sửa đổi, bổ sung có tính thống nhất, đồng bộ với các Luật đã được ban hành/dự kiến sắp được ban hành.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho ý kiến cụ thể về một số nội dung như: Quy hoạch PCCC và CNCH; các điều kiện phục vụ cháy, chữa cháy; quỹ an toàn PCCC và CNCH; tổ liên gia...
Hiện vấn đề phòng chống cháy nổ ở các tòa nhà, khu chung cư, trung tâm thương mại… đang là một trong những điểm nóng của xã hội.
Thời gian gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ cháy lớn, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản. Việc các vụ hoả hoạn xảy ra ngày càng thường xuyên, với quy mô và mức độ lây lan nhanh chóng, đã đặt ra những nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu và chế tạo vật liệu phòng chống cháy nổ.
Mới đây, vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội một lần nữa gióng lên hồi chuông về công tác PCCC trong ngành xây dựng.
Theo thông tin ban đầu về vụ cháy xảy ra tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, khoảng 23h50 ngày 12/9, một vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ có diện tích khoảng trên 200m2 với khoảng 150 người dân sinh sống.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy, lãnh đạo TP Hà Nội, lực lượng công an thành phố và quận Thanh Xuân đã có mặt tại hiện trường và thực hiện các phương án cứu chữa.
Theo Tuổi Trẻ Online, đến 5h ngày 13/9, thống kê sơ bộ cho thấy lực lượng chức năng đã thực hiện cứu hộ thành công trên 70 người dân, đưa đi cấp cứu 54 người, trong đó có người đã tử vong.
Hiện lực lượng chức năng chưa có thông tin cụ thể về số người tử vong và nguyên nhân vụ cháy.
-
Cháy chung cư mini ở Hà Nội: Hàng chục người thương vong
Theo TTXVN, thông tin ban đầu từ Công an Hà Nội, đến 7h30 ngày 13/9, lực lượng chức năng xác định có khoảng 40 người thương vong trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân.
-
Cách thoát hiểm khi cháy chung cư người dân cần biết
Theo thống kê, trong các vụ hỏa hoạn xảy ra phần lớn nguyên nhân tử vong là ngạt khí do hít nhiều khói nên khi có cháy xảy ra, việc đầu tiên để thoát nạn là bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ.
-
Cục Cảnh sát PCCC lên tiếng về việc sơn chống cháy không được nghiệm thu
Nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn về quy định phòng cháy, chữa cháy theo Nghị định mới, nhất là vấn đề về sơn chống cháy.
-
Vì sao hệ trần và vách thạch cao được xem là giải pháp chống cháy hiệu quả?
Nhẹ, bền và chịu lửa hiệu quả, thạch cao không chỉ bảo vệ công trình khỏi nguy cơ cháy nổ mà còn tối ưu chi phí và thời gian xây dựng. Đây có phải là lựa chọn bạn đang tìm kiếm?
-
Công trình nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo quy đinh mới?
Theo quy định mới, các dự án, công trình khi xây dựng mới hoặc khi cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng dẫn đến một trong các trường hợp làm tăng quy mô về số tầng hoặc diện tích khoang cháy; thay đổi chủng loại, vị trí thang bộ thoát nạn; giảm số lượ...
-
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ trước ngày 31/12
Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới....