Việc trang bị những kiến thức cơ bản cho người dân là rất cần thiết để bản thân mỗi người có thể tự cứu mình và giúp đỡ những người xung quanh. Vậy làm thế nào để thoát hiểm khi có cháy xảy ra tại các tòa nhà cao tầng?
Lực lượng cứu hộ tiếp cận đám cháy tại chung cư mini quận Thanh Xuân, Hà Nội tối 12/9.Ảnh: Thanh Niên
Khi phát hiện có cháy
Người phát hiện có đám cháy cần phải bình tĩnh, tìm giải pháp “dập lửa, thoát hiểm” bằng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước... để dập tắt đám cháy. Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập tắt, phải nhanh chóng nghĩ đến phương án thoát hiểm.
Bạn ngay lập tức ấn chuông báo động tòa nhà; hô hào thông báo cho mọi người biết có cháy trên đường thoát hiểm; gọi 114 thông báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Xác định vị trí cháy để cân nhắc chạy lên hay chạy xuống
Hãy xem xét xem khói phát ra từ hướng nào để cân nhắc việc chạy lên tầng cao nhất hay chạy xuống tầng 1, cố gắng tránh xa đám cháy càng sớm càng tốt.
Trường hợp luồng khói từ trên cao, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy thoát xuống các tầng dưới. Không sử dụng thang máy là khuyến cáo trong các trường hợp hỏa hoạn. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng. Nhiều tòa nhà luôn khóa cửa ở tầng thượng thì không nên di chuyển lên trên bởi nếu lối thang bộ bị nhiễm khói, đây là nơi tập trung khói bay lên.
Ngoài ra, nên luôn chú ý xem mình đang chạy tới tầng bao nhiêu khi sử dụng cầu thang thoát hiểm. Trong trường hợp xấu nhất, không thể tự thoát ra ngoài để có thể thông báo được chính xác vị trí nơi mình đang đứng, giúp cứu hộ có thể tìm thấy bạn sớm nhất.
Lưu ý: Không bao giờ dùng thang máy khi xảy ra sự cố hỏa hoạn và luôn nắm rõ sơ đồ tòa nhà để biết được những hướng có thể thoát hiểm, vị trị cầu thang và cửa thoát hiểm để có thể đến nơi an toàn một cách sớm nhất. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc ghi nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng.
Xử lý để tránh bị ngạt khói
Trong hỏa hoạn, tử vong thường là do ngạt trước khi bị cháy, chính vì thế, điều cần thiết nhất là các nạn nhân phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín.
- Trước khi mở cửa thoát ra, hãy đặt mu bàn tay (không dùng lòng bàn tay để tránh bị bỏng, cản trở việc thoát thân khi bò hay xuống tháng cứu hỏa) lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở bên ngoài cánh cửa đang cháy. Trường hợp cháy lớn xảy ra ngay ngoài hành lang tầng nhà bạn, hãy ở yên trong nhà, chặn mọi khe hở tại cửa với khăn ướt, tránh khói độc vào nhà.
Trường hợp, nếu không nhìn thấy khói và cánh cửa không nóng, bạn có thể mở cửa mở cửa từ từ và đè sát người vào cửa. Bạn nên dùng khăn có tẩm nước để bịt mũi miệng để tránh hít phải khói gây ngạt. Trong quá trình này, bạn dùng tay sờ vào một bên tường để tìm đường thoát.
- Hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm, bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói, bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà.
- Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.
Trường hợp không thể chạy ra ngoài
Khi ngoài cửa căn hộ đã bị bao vây bởi lửa không thể thoát ra ngoài, cần nhanh chóng thoát ra chỗ thoáng như ban công, sân thượng dùng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm; tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ, ban công trên cao xuống; chỉ cần xuống dưới tầng bị cháy rồi từ đó dùng thang bộ đi xuống nơi an toàn. Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính. Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở, dùng mũ, quần áo, còi, hô hoán... để vẫy, báo động cho lực lượng cứu hộ
Lưu ý cần bình tĩnh, dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.
Không cố gắng thu gom tài sản, tìm vật nuôi
Khi có cháy xảy ra tuyệt đối không cố tìm cách lấy những đồ có giá trị hay vật nuôi. Tài sản có thể làm lại được nên đừng bao giờ cố gắng thu gom tài sản khi xảy ra cháy. Bạn cũng đừng cố gắng tìm kiếm vật nuôi khi xảy ra cháy, hãy lo lắng cho tính mạng của bản thân và những người trong gia đình trước tiên. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn.
Cách xử lý khi gặp một số tình huống
- Bị lửa làm cháy quần áo: Phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm.
- Nếu bị ngã sập, đè, vùi lấp: Bạn cần thật sự bình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, bởi việc hoảng loạn có thể mau chóng làm bản thân kiệt sức. Đặc biệt khi thấy có người đến cứu thì cố gắng phát ra âm thanh để được phát hiện.
- Thấy người có dấu hiệu bị ngạt khói: Cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có khói quá dày đặc. Sau đó, tìm cách làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hô hấp nhân tạo. Nếu bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng đưa tới ngay bệnh viện để được thở oxy.
- Khi thoát nạn ra ngoài an toàn: Nên tập trung ở một nơi và kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không, từ đó có các biện pháp cứu người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn.
Phụ huynh cũng cần trang bị những kiến thức PCCC cơ bản cho con em, tòa nhà có bao nhiêu lối thoát hiểm, làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó….
Vào khoảng 23 giờ 05 phút, ngày 12/9, vụ cháy lớn đã xảy ra tại chung cư mini cao 9 tầng, nằm sâu trong ngách 70, phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngọn lửa bùng phát dữ dội từ tầng 1 của tòa nhà, cột khói đen bốc cao hàng chục mét. Thời điểm xảy cháy vào nửa đêm nên có nhiều người mắc kẹt bên trong. Chung cư được xây kiểu nhà ống với một mặt tiền, 3 mặt giáp nhà dân, được chia khoảng 40 - 50 căn hộ cho thuê, chủ yếu là các hộ gia đình và sinh viên, trong đó một hầm để xe, 8 tầng căn hộ và một tầng tum. Thông tin từ phía lực lượng chức năng, mỗi tầng được thiết kế với 5 căn hộ có diện tích từ 35 - 56m2. Đến gần 2 giờ ngày 13/9, lực lượng chức năng đã dập được lửa cháy bên ngoài căn nhà. Tuy nhiên, khói vẫn bốc ra mù mịt từ bên trong ngôi nhà gặp hỏa hoạn. Tới hơn 4 giờ ngày 13/9, lực lượng chức năng đã đưa một số nạn nhân rời hiện trường, tới bệnh viện cấp cứu và tiếp tục phun nước làm mát các tầng của tòa chung cư. |
-
Cháy chung cư mini ở Hà Nội: Hàng chục người thương vong
Theo TTXVN, thông tin ban đầu từ Công an Hà Nội, đến 7h30 ngày 13/9, lực lượng chức năng xác định có khoảng 40 người thương vong trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân.
-
Quy định mới về PCCC tại nhà chung cư có hiệu lực từ ngày 5/7/2021
Xin hỏi luật sư về quy định phòng cháy chữa cháy tại các nhà chung cư theo quy chuẩn mới nhất có hiệu lực từ ngày 5/7/2021?
-
Vì sao hệ trần và vách thạch cao được xem là giải pháp chống cháy hiệu quả?
Nhẹ, bền và chịu lửa hiệu quả, thạch cao không chỉ bảo vệ công trình khỏi nguy cơ cháy nổ mà còn tối ưu chi phí và thời gian xây dựng. Đây có phải là lựa chọn bạn đang tìm kiếm?
-
Công trình nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo quy đinh mới?
Theo quy định mới, các dự án, công trình khi xây dựng mới hoặc khi cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng dẫn đến một trong các trường hợp làm tăng quy mô về số tầng hoặc diện tích khoang cháy; thay đổi chủng loại, vị trí thang bộ thoát nạn; giảm số lượ...
-
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ trước ngày 31/12
Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới....