IMF cho biết, nhờ nền tảng vững vàng, cũng như những giải pháp quyết liệt cả về kinh tế và y tế của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn có thể sẽ đạt mức 6,5% năm 2021 và đạt 7,2% trong năm 2022. Tổ chức này cũng khuyến nghị các chính sách kinh tế vĩ mô cần được duy trì trong năm nay nhằm bảo đảm phục hồi một cách bền vững và toàn diện.
Về tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam, IMF ước tính sẽ giảm từ 3,3% trong năm 2020 xuống 2,7% trong năm 2021, sau đó tiếp tục giảm còn 2,4% trong năm 2022. Đây là những dấu hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam nếu so với mặt bằng chung của thế giới.
Bên cạnh đó, IMF cũng dự báo nhóm 5 nước ASEAN, gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia - sẽ tăng trưởng GDP ở mức 4,9% trong năm 2021 và 6,1% trong năm 2022.
Trong báo cáo lần này, IMF nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 6% trong năm nay và 4,4% trong năm 2022 sau cú giảm lịch sử của năm ngoái, cao hơn mức 5,5% được dự báo hồi tháng 1.
IMF cho biết, hầu hết các nền kinh tế lớn đều ghi nhận đà phục hồi tích cực, chủ yếu là các quốc gia châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Nền kinh tế số 1 toàn cầu Mỹ cũng dự báo tăng trưởng tới 6,4%, cao nhất kể từ năm 1984, nhờ hiệu quả từ gói kích thích 1.900 tỷ USD và chiến dịch tiêm vaccine. Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo đà phục hồi giữa các nước đang là không đồng đều.








-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.
-
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng UOB công bố ngày 8.7, ngân hàng này điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.