18/02/2020 7:38 AM
Đại dịch do chủng mới của virus Corona gây ra có thể gây tổn hại tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva

Theo AFP, phát biểu tại Diễn đàn Phụ nữ toàn cầu diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay có thể suy giảm ở mức 0,1 đến 0,2% do tác động của dịch do virus Corona gây ra. Tuy nhiên, bà Georgieva cho rằng tác động đầy đủ của dịch bệnh vẫn đang lan rộng này đối với kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh này. “Tôi khuyên mọi người không nên kết luận sớm. Vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn. Chúng tôi đang xem xét với các kịch bản, chưa có dự đoán”, Giám đốc điều hành IMF nói.

Theo bà này, hiện vẫn còn quá sớm để dự báo về tác động đầy đủ của dịch bệnh. Song, bà thừa nhận, dịch bệnh đến nay đã ảnh hưởng tới các lĩnh vực du lịch và giao thông vận tải. “Vẫn còn quá sớm để nói vì chúng ta vẫn chưa biết chắc nguồn gốc của virus này. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ có thể kiềm chế virus trong bao lâu. Chúng ta không biết liệu dịch có lan ra các nơi khác trên thế giới hay không”, bà Georgieva nói. Dù vậy nhưng Giám đốc điều hành IMF cũng cho rằng, nếu dịch được kiềm chế nhanh chóng, sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu sẽ rất nhanh chóng.

Trong báo cáo cập nhật về Triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố hồi tháng 1 vừa qua, IMF đã hạ 0,1% trong dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, xuống còn 3,3%. Tăng trưởng kinh tế của thế giới trong năm 2019 là 2,9%, là mức thấp nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây. So sánh với tác động của dịch hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2003, bà Georgieva cho hay, nền kinh tế Trung Quốc khi đó chỉ chiếm 8% tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng đến nay, con số này đã là 19%. Quan chức IMF đánh giá, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại một cách tự nhiên, chuyển từ tốc độ cao sang tốc độ tăng trưởng chất lượng cao.

Giám đốc điều hành IMF cũng hoan nghênh thỏa thuận thương mại đã được Mỹ và Trung Quốc - 2 nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới – ký hồi tháng trước. Theo bà Georgieva, việc giảm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã giúp cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Bà này cũng đánh giá cao những động thái tích cực của Trung Quốc trong phòng chống sự lây lan của dịch bệnh thời gian qua. Tuy nhiên, theo bà, thế giới cần quan ngại về sự tăng trưởng chậm chạp ảnh hưởng do những yếu tố bất ổn như tăng trưởng kinh tế thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp.

Ngày 17/2, Bộ Công Thương Singapore cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này từ -0,5% tới 1,5% trong bối cảnh virus Corona đang tác động tới lượng khách đến và thương mại. Trước đó, hồi tháng 11 năm ngoái, giới chức Singapore dự báo tăng trưởng kinh tế của họ trong năm nay là từ 0,5% đến 2,5%. Năm ngoái, kinh tế của Singapore tăng trưởng ở mức chỉ 0,7%, là mức thấp nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây. Đến nay, Singapore đã xác nhận 75 trường hợp nhiễm virus Corona. Hôm tuần trước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã cảnh báo rằng đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế địa phương trong 2 quý tới.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, AFP dẫn thông báo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 17/2 cho hay, số người tử vong do virus trên gây ra tại Trung Quốc đại lục đã tăng lên thành 1.750, sau khi có thêm 105 trường hợp mới. Số trường hợp nhiễm mới ở tỉnh Hồ Bắc - nơi virus này xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019 trước khi lan rộng ra cả nước và nước ngoài - được báo cáo ngày 17/2 là gần 2.000 người, nhiều hơn khoảng 100 so với thống kê được công bố trước đó 1 ngày nhưng vẫn giảm mạnh so với những trường hợp được báo cáo vào trong 2 ngày 14 và 15/2. Như vậy, đã có hơn 70.500 người ở Trung Quốc bị nhiễm virus Corona.

Những lo lắng về sự lây lan của virus vẫn còn cao và phạm vi dịch bệnh được nhấn mạnh bởi việc Mỹ thông báo rằng có 40 công dân của nước này trên một tàu du lịch đã bị cách ly ngoài khơi Nhật Bản đã bị nhiễm bệnh. Trong số hơn 300 công dân Mỹ và các thành viên gia đình vừa trở về từ du thuyền Diamond Princess sau gần 2 tuần được cách ly ở Nhật Bản cũng có 14 người có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus Corona. Các số liệu mới nhất được đưa ra khi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các chuyên gia quốc tế trong một phái đoàn chung do WHO đứng đầu đã đến Bắc Kinh và đã có cuộc gặp đầu tiên với các đối tác Trung Quốc để về cách khắc phục dịch bệnh.

Trước đó, ông Mi Feng - phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc - ngày 16/2 cho biết số trường hợp nhiễm virus tăng chậm trên toàn quốc cho thấy Trung Quốc đang dần kiểm soát được ổ dịch.

Minh Ngọc (PLVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.