Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde. (Nguồn: Zimbio.com)
Theo bà Lagarde, năm 2016 là năm thứ 5 liên tiếp nhịp độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở dưới mức bình quân 3,7% được ghi nhận trong các năm 1990-2007. Đây là lần đầu tiên kể từ những năm 1990, kinh tế thế giới chứng kiến thời gian tăng trưởng trì trệ dài như vậy.
Ngoài ra, quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo về nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào “bẫy tăng trưởng thấp” với tình trạng nợ tăng cao, nhu cầu yếu, lực lượng lao động và lao động có tay nghề sụt giảm, trong khi đầu tư và năng suất sa sút. Kinh tế thế giới hiện đang phải đối mặt với rủi ro tiềm tàng do tình trạng tăng trưởng thấp kéo dài kết hợp với sự bất bình đẳng gia tăng.
Bà Lagarde tỏ ý không mấy lạc quan về khả năng hội nghị G20 sẽ tạo ra bước đột phá vì cho rằng lãnh đạo các chính phủ chỉ hành động khi họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thật sự.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Tổng Giám đốc Lagarde cho rằng các nhà lãnh đạo G20 cần phải làm việc nhiều hơn nữa để thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ, thương mại cũng như tiến trình toàn cầu hóa. Cùng với đó, nhiệm vụ đẩy lùi tình trạng bất bình đẳng cũng cần được chú trọng.
Cũng trong ngày 1/9, IMF đưa ra lời cảnh báo các nền kinh tế G20 sẽ khó đạt mục tiêu nâng thêm 2% nhịp độ tăng trưởng GDP chung đến trước năm 2018 theo cam kiết tại Brisbane hồi năm 2014, giữa bối cảnh của sự thiếu vắng những nỗ lực cải cách và đầu tư công.
Trong khi đó, đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, các chuyên gia kinh tế của IMF cũng cho rằng triển vọng tăng trưởng trong năm nay của Mỹ là thấp hơn nhiều so với dự đoán. Thể chế này cũng nói rằng có thể điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ xuống chỉ còn lần lượt 2,2% và 2,5% trong các năm 2016 và 2017.
Năm 2016 là năm mà các khu vực kinh tế chủ chốt của thế giới phải đối mặt với những vấn đề riêng. Đó là sự kiện cử tri Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản xem xét mở rộng thêm chính sách tiền tệ nới lỏng, sự e dè hoài nghi từ Berlin đối với các biện pháp kích thích kinh tế hay tình trạng sản xuất công nghiệp dư thừa ở Trung Quốc.
Những khó khăn kể trên đã khiến các chính phủ gặp nhiều thách thức trong việc tuân thủ những cam kết chung đã đặt ra trước đó.
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...