HoREA vừa có văn bản về việc góp ý dự thảo thay thế quyết định 33/2014 của UBND Thành phố.
Theo HoREA, Quyết định 33/2014/QĐ-UBND và dự thảo lần này đều có sự phân biệt diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đối với thửa đất ở có nhà ở hiện hữu, đối với thửa đất ở chưa có nhà ở, ví dụ: khu vực 1 thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 45 m2 hoặc 36 m2 (tùy theo lộ giới) đối với thửa đất ở có nhà ở hiện hữu; 50 m2 đối với thửa đất ở chưa có nhà ở.
Hiệp hội đề nghị không cần thiết phân biệt diện tích thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa là thửa đất đã có nhà ở, hoặc thửa đất chưa có nhà ở, mà nên áp dụng một tiêu chuẩn diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất ở, đối với khu vực 1, đề nghị diện tích tối thiểu là 45 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 m tại đường phố có lộ giới từ 20 m trở lên; đề nghị diện tích tối thiểu là 36 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 m tại đường phố có lộ giới dưới 20 m, không phân biệt thửa đất có nhà ở hiện hữu hoặc thửa đất chưa có nhà ở; đối với khu vực 2, đề nghị diện tích tối thiểu là 50 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 m, không phân biệt thửa đất có nhà ở hiện hữu hoặc thửa đất chưa có nhà ở.
Như vậy, sẽ làm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt quy trình công tác xét duyệt của cơ quan nhà nước, và chấm dứt được tình trạng người sử dụng đất đối phó bằng cách xây nhà tạm để được tách nhiều thửa đất ở nhỏ hơn như trong thời gian qua.
Cũng theo HoREA, thời gian qua, có hiện tượng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở, thậm chí đã có cả việc khai thấp giá trị giao dịch để tránh nộp nhiều thuế; các đầu nậu này thực sự có hoạt động kinh doanh bất động sản thường xuyên, liên tục, nhưng nấp bóng chủ đất, không thành lập doanh nghiệp nên cơ quan chức năng không quản lý được, nhà nước bị thất thu thuế.
Do vậy, Hiệp hội đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có biện pháp kiểm soát tình trạng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở, và hướng các đầu nậu này thành lập doanh nghiệp để quản lý.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.