Trong văn bản Hiệp hội cho biết, khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng. Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng đều quy định tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản.
Tuy nhiên, quy định tiếp theo tại khoản 2 Điều 90 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và khoản 2 Điều 98 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng lại cho phép tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.
Do quy định tiếp theo về các trường hợp ngoại lệ được phép hoạt động kinh doanh bất động sản tại Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 138 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng, nên đã dẫn đến tình trạng thực tế là hầu như tất cả tổ chức tín dụng đều có hoạt động kinh doanh khác, mà chủ yếu là hoạt động kinh doanh bất động sản.
HoREA đề xuất quản chặt việc ngân hàng kinh doanh bất động sản
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, quy định cho phép mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc và được phép cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết đã dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng có xu hướng mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm làm việc, cơ sở kho tàng. Nhiều ngân hàng xây các tòa cao ốc văn phòng hoành tráng để vừa làm trụ sở vừa cho thuê mặt bằng.
Bên cạnh đó, quy định cho phép ngân hàng nắm giữ bất động sản liên quan việc xử lý nợ vay trong 3 năm mới phải bán hoặc mua lại. HoREA cho rằng quy định này tạo dư địa để ngân hàng kinh doanh bất động sản không khác một công ty địa ốc chuyên nghiệp.
Đến nay, dự thảo Luật các tổ chức tín dụng tăng thời hạn cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay lên 05 năm thì càng rộng đường thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản.
Vì vậy, Chủ tịch HoREA cho rằng nên giữ lại quy định chỉ cho phép tổ chức tín dụng nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay trong thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản thì hợp lý hơn.
HoREA kiến nghị sửa đổi các quy định không phù hợp và thiếu đồng nhất trên.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cần quản lý chặt chẽ tình trạng các ngân hàng mở rộng mạng lưới, trụ sở, chi nhánh, kho tàng để kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, thời hạn cho phép giữ bất động sản nên giữ như luật cũ là ba năm, thay vì 5 năm như dự thảo Luật.
Hiệp hội cũng đề nghị bổ sung quy định doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% tổng doanh thu của tổ chức tín dụng.
-
Quy định mới về điều kiện, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
-
TP.HCM ủy quyền cho quận, huyện cải tạo, xây dựng chung cư cũ đến năm 2027
UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND, ủy quyền cho UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn, với thời hạn đến hết ngày 31/12/2027....
-
Diễn biến lạ tại một doanh nghiệp bất động sản: Chủ tịch xin từ nhiệm, HĐQT không còn ai
Sau khi bán gần hết cổ phiếu, Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp bất động sản này cũng xin từ nhiệm. Đáng nói với việc lãnh đạo này rời ghế Chủ tịch, HĐQT công ty không còn thành viên nào.
-
Tái khởi động Trung tâm triển lãm 800 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức
Dự án Trung tâm Triển lãm Quy hoạch TP.HCM, tọa lạc tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức.