Theo thông tin từ VAMC, từ khi thành lập đến hết 31/12/2020, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đạt trên 374 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng với giá mua nợ là 342 nghìn tỷ đồng. Số nợ đã mua tập trung phần lớn ở những năm VAMC mới thành lập nên thời gian gần đây doanh số mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC có xu hướng giảm dần.
Chẳng hạn như năm 2020 chỉ tiêu kế hoạch mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt tối đa là 15 nghìn tỷ đồng và VAMC đã thực hiện được 14,7 nghìn tỷ đồng.
“Xu hướng này cho thấy hoạt động mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệtlà một giải pháp hữu hiệu giúp cho các tổ chức tín dụng nhanh chóng lành mạnh hóa tình hình tài chính, giảm được tỷ lệ nợ quá hạn”, VAMC cho biết.
Với hoạt động xử lý nợ, VAMC đã phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng có triển vọng vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, đơn vị này và các tổ chức tín dụng đã phối hợp triển khai thu giữ, nhận bàn giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để xử lý, bán tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ.
Bên cạnh đó, VAMC hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện thủ tục pháp lý của tài sản đảm bảo và khoản nợ, rồi tìm kiếm nhà đầu tư để bán tài sản. Đồng thời, phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện khởi kiện, thi hành án và trực tiếp đôn đốc, thu hồi nợ đối với các khách hàng.
Đồng thời, VAMC cũng đã thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại các khoản nợ để lựa chọn được các khách hàng, khoản nợ có khả năng xử lý với các biện pháp phù hợp.
Kết quả, lũy kế từ khi thành lập đến 31/12/2020, VAMC đã phối hợp cùng các tổ chức tín dụng xử lý trên 290 nghìn tỷ đồng nợ xấu, thu hồi nợ của VAMC đạt gần 167 nghìn tỷ đồng, đặc biệt từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (15/8/2017), kết quả thu hồi nợ của VAMC chiếm 63% tổng số thu hồi nợ lũy kế từ khi thành lập đến 31/12/2020.
Trong đó, năm 2020, VAMC đã xử lý/phối hợp với tổ chức tín dụng xử lý trên 46 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ từ trái phiếu đặc biệt trên 14 nghìn tỷ đồng.
VAMC cho biết đã có 21 tổ chức tín dụng thanh toán hết trái phiếu đặc biệt tại đơn vị này. Đáng chú ý là có 8 tổ chức tín dụng đã thanh toán hết trái phiếu đặc biệt trong năm 2020, gồm: Vietinbank, BIDV, MSB, HDBank, BanVietBank, VietABank, VietBank và LienVietPostBank.
Hiện, VAMC còn đang quản lý nợ xấu của 18 tổ chức tín dụng với trên 91,7 nghìn tỷ đồng mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
-
VAMC sắp có thể mua bán nợ xấu của mọi thành phần trong nền kinh tế
CafeLand - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đề xuất mở rộng hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cho rằng cơ quan này nên mua bán nợ xấu và tài sản của mọi thành phần trong nền kinh tế.
-
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng
Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ....
-
Agribank rao bán hàng trăm tỷ nợ xấu của loạt công ty thép, thế chấp bằng đất đai, nhà xưởng
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) - Chi nhánh An Phú vừa thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ trị giá hơn 360 tỷ đồng của Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam và CTCP Đầu tư Khang Duy....
-
800 tấn quặng graphite được Agribank mang ra bán với mức giá không tưởng để thu hồi nợ
Đây tài sản thế chấp cho các khoản vay Công ty TNHH Việt Nam Carbon & Graphite và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Lâm Ngọc tại Agribank Chi nhánh Tây Hồ.