CafeLand - Đường Vành đai 5 có tổng chiều dài 331,5 km, quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý về nguyên tắc UBND tỉnh Thái Nguyên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai đầu tư xây dựng đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn từ đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên đến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai theo hình thức đối tác công tư.

Đoạn này có chiều dài 36 km đi qua Thái Nguyên và Vĩnh Phúc, đầu tư trong giai đoạn I quy mô 2 làn xe, mặt cắt ngang nền đường rộng 12 m với tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng.

Đường Vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Trong đó, đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc 51,5 km.

Tổng chiều dài toàn tuyến đường Vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và Quốc lộ 3).

Theo phê duyệt, nhu cầu vốn đầu tư đường Vành đai 5 – Vùng Thủ đô Hà Nội cần khoảng 85.561 tỷ đồng (tính theo giá năm 2013), được huy động bằng nhiều hình thức: Vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn ngân sách địa phương, từ khai thác quỹ đất các địa phương, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư, BOT, BT…

Chủ đề: Các dự án BT, BOT,
Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.