Cụ thể, Dự án xây dựng Đường ven sông Cái, đoạn từ đường Hà Huy Giáp đến đường Trần Quốc Toản, thành phố Biên Hòa.
Dự án đường ven sông Cái có chiều dài 4.591 m có điểm đầu giao với đường Hà Huy Giáp thuộc phường Quyết Thắng và điểm cuối giao với đường Trần Quốc Toản ở phường An Bình. Quy mô mặt cắt ngang của tuyến đường là 32m (mặt đường 16) và trên trục đường này sẽ có 5 cầu gồm: Chìm Tàu, Tân Mai, Bà Bột, Rạch Gió, Suối Linh. Các cầu trên sẽ được xây dựng có bề rộng khoảng 22,7m.
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.960 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 527 tỷ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng 3.247 tỷ đồng.
Dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2024. Tổng số hộ dân phải di chuyển khoảng 500 hộ.
Dự án thứ 2 là xây dựng Đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn (cầu Thống Nhất và đường kết nối 2 đầu cầu), thành phố Biên Hòa.
Dự án Đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn (cầu Thống Nhất và đường kết nối 2 đầu cầu) có chiều dài 5.358 m chia làm 02 nhánh:
Nhánh 1: Điểm đầu giao với đường Võ Thị Sáu, điểm cuối giao với đường Đặng Văn Trơn (tại nút giao cầu An Hảo) dài khoảng 3.588 m. Trong đó: Đường đầu cầu phía phường Thống Nhất dài khoảng 90 m, nền đường rộng 95 m (đường chính mỗi bên 12 m, đường song hành mỗi bên 8 m); Phần cầu Thống Nhất dài 528 m, rộng 31 m (trong đó bề rộng phần xe cơ giới 12 m mỗi bên); Đường từ cầu Thống Nhất qua nút giao với đường Đỗ Văn Thi đến đường Đặng Văn Trơn (tại nút giao cầu An Hảo) dài khoảng 2.970 m, nền đường rộng 60 m (đường chính mỗi bên 12 m, đường xe hỗn hợp mỗi bên 7 m).
Nhánh 2: Điểm đầu tại vòng xoay giao với Nhánh 1 tại phường Hiệp Hòa, điểm cuối giao với đường Đặng Văn Trơn (tại nút giao đường đầu cầu Bửu Hòa). Tổng chiều dài tuyến khoảng 1.770 m, nền đường rộng 47 m (đường chính mỗi bên 12 m, vỉa hè mỗi bên 10 m, dải phân cách giữa 3 m).
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.131 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 1.985 tỷ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng 1.146 tỷ đồng.
Dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2024. Tổng số hộ dân phải di chuyển khoảng 131 hộ.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng giao UBND thành phố Biên Hòa làm chủ đầu tư 2 dự án sau:
Dự án bồi thường, hồ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bàng Đường ven sông Cái, đoạn từ đường Hà Huy Giáp đến đường Trần Quốc Toản, thành phố Biên Hòa.
Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng Đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn (cầu Thống Nhất và đường kết nối 2 đầu cầu), thành phố Biên Hòa.








-
Được đầu tư 1,4 tỷ USD, nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sẽ vận hành trong 1 tháng nữa
EVNNPT đang gấp rút chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ cụm dự án truyền tải giải tỏa công suất nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai. Mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ, đưa vào vận hành nhà máy điện Nhơn Trạch 3 vào vận hành trong th...
-
Một doanh nghiệp bất động sản muốn làm 20.000 căn nhà ở xã hội tại 2 đô thị lớn ở Đồng Nai
Tập đoàn Nam Long đề xuất thực hiện dự án xây dựng khoảng 20.000 căn nhà ở xã hội tại tỉnh Đồng Nai, nhắm đến 2 khu vực chính là huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa.
-
Thông tin từ tỉnh Đồng Nai về phương án mới nhất xây cầu Cát Lái
Dự án xây dựng cầu Cát Lái nối với TP.HCM với Đồng Nai được nghiên cứu triển khai theo hướng phân chia dự án thành phần do các địa phương thực hiện. Theo đó, cầu Cát Lái sẽ có 4 dự án thành phần, gồm: giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai, TP.HCM, xây dựng ...