CafeLand – Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020 Việt Nam nhập khẩu hơn 6,3 triệu tấn phế liệu sắt thép, trị giá gần 1,7 tỷ USD tăng 11,4% về lượng và tăng 0,7% về trị giá so với năm 2019.

Tính riêng trong tháng 12/2020, lượng phế liệu sắt thép nhập về Việt Nam cao kỷ lục, đạt hơn 798 nghìn tấn, trị giá hơn 237 triệu USD, tăng 35,9% về lượng và tăng 36,6% về trị giá so với tháng trước. Giá loại hàng này trung bình khoảng 6 triệu đồng/tấn.

Trong năm 2020, thị trường chính cung cấp nguồn phế liệu sắt thép cho Việt Nam là Nhật Bản và Hoa Kỳ với tỷ trọng chiếm tới 70%.

Tuy nhiên, lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Nhật Bản có xu hướng tăng lên đạt hơn 3,4 triệu tấn, tăng 55% vượt qua Hàn Quốc, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ phế liệu lớn nhất của Nhật vào năm 2020.

Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt hơn 1 triệu tấn, giảm hơn 16,5% do nguồn cung giảm vì tốc độ thu gom chậm hơn bởi đại dịch. Các nhà máy thép của Mỹ cũng tăng giá thu mua để cạnh tranh nguồn phế liệu có hạn.

Hiện, phế liệu sắt thép được phép nhập khẩu vào Việt Nam phục vụ cho tái chế, đầu vào sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sắt thép của Việt Nam sử dụng các loại sắt thép phế liệu cho công đoạn nung, luyện phôi gang để tạo sản phẩm mới.

Nhu cầu phế liệu cao hơn của Việt Nam là do công suất sản xuất thép của Việt Nam tăng lên. Việt Nam nhanh chóng kiểm soát sự lây lan của COVID-19 và kích thích nền kinh tế, khiến nhu cầu thép tăng.

  • Siết chặt nhập khẩu sắt, thép phế liệu

    Siết chặt nhập khẩu sắt, thép phế liệu

    CafeLand – Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu sắt thép phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Tuy nhiên, trước tình trạng nhập khẩu một cách ồ ạt, diễn biến phức tạp trong thời gian qua, Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác của thế giới, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã tích cực, chủ động trong việc siết chặt nhập khẩu phế liệu về Việt Nam.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.