Trong số vốn ngoại chảy vào thành phố, có 762 dự án cấp mới với vốn đăng ký đạt 390,4 triệu USD, tăng 59,1% về số dự án và tăng 26,2% về vốn so với cùng kỳ.
Trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 313 dự án, vốn đăng ký là 124,6 triệu USD, chiếm 31,9% vốn đăng ký cấp mới; kế đến hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; hoạt động xây dựng; hoạt động Công nghiệp chế biến, chế tạo.
Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 127 dự án, vốn đăng ký đạt 157,4 triệu USD, chiếm 40,3% vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc với 61 dự án, vốn đăng ký 56,0 triệu USD, chiếm 14,3%; Hà Lan với 52 dự án, vốn đăng ký đạt 39,4 triệu USD, chiếm 10,1%.
Ảnh chụp màn hình
Bên cạnh các dự án đăng ký mới, có 194 lượt dự án điều chỉnh vốn đăng ký với số vốn tăng 582,5 triệu USD, tăng 102,1% về số dự án nhưng giảm 60,4% về vốn so với cùng kỳ.
Trong đó, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có 50 dự án, vốn đăng ký tăng 290,8 triệu USD chiếm 49,9% vốn đăng ký điều chỉnh.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn thực hiện góp vốn mua cổ phần, mua lại phần vốn góp có 1.520 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện với vốn góp là 996,0 triệu USD, tăng 7,6% về vốn so với cùng kỳ.
Trong đó, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với số vốn góp là 278,9 triệu USD, chiếm 28,0%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số vốn góp đạt 277,5 triệu USD, chiếm 27,9% tổng vốn góp; hoạt kinh doanh bất động sản có số vốn góp đạt 196,8 triệu USD, chiếm 19,8%.
Singapore và Hồng Kông là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 46,2% và 10,8%.
Về hoạt động huy động vốn và tín dụng, Cục thống kê TP.HCM cho biết, thị trường tiền tệ trên địa bàn Thành phố tiếp tục được điều hành linh hoạt theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, trong đó lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm, trong khi tỷ giá VNĐ/USD có xu hướng tăng trong tháng 8.
So với tháng trước lãi suất huy động bằng VNĐ của các ngân hàng thương mại giảm khoảng 0,09-0,9%/năm tùy kỳ hạn, đồng thời lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ giảm 0,13-2,45%/năm và giảm 0,02%/năm đối với cho vay trung dài hạn
Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đến 31/8 đạt 3.295 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ.
Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đến 31/8 đạt 3.323 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, Thành phố có 42.005 doanh nghiệp tham gia vào thị trường, nhưng cũng có đến 24.879 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Nghĩa là, cứ 10 doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì tương ứng có 6 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
-
Gần 780 triệu USD vốn FDI vào vào các khu công nghiệp ở Đồng Nai
Trong 7 tháng đầu năm 2023, các khu công nghiệp Đồng Nai thu hút gần 780 triệu USD vốn FDI. Các dự án thu hút mới thuộc ngành cơ khí, thực phẩm, năng lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường.
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....