Ngày 18/3, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp rà soát Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất của việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII là phải bảo đảm đủ điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và sinh hoạt của người dân.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì cuộc họp rà soát Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Để bảo đảm mục tiêu nêu trên, cần thiết phải có danh mục các dự án dự phòng, bao gồm cả các dự án của nhà đầu tư tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài khả thi, không để thiếu điện trong mọi tình huống.
Quy hoạch phải khai thác tốt tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, vừa tạo điều kiện cho các địa phương khó khăn phát triển được, vừa bảo đảm an ninh năng lượng, cân đối giữa các vùng miền, các loại hình điện.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải có giải pháp xử lý vướng mắc của các dự án điện khí LNG; làm rõ tiến độ và tính khả thi của các dự án. Đối với danh mục dự án do địa phương và doanh nghiệp đề xuất, Bộ Công Thương có trách nhiệm nêu đầy đủ những mặt thuận, mặt không thuận và đề xuất hướng xử lý.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tiếp thu tối đa ý kiến tại cuộc họp, tiếp tục rà soát cập nhật đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, hoàn thiện Quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/3.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được Chính phủ xác định là nhiệm vụ đặc biệt cấp bách để nhanh chóng tìm ra các giải pháp cung cấp đủ điện trong giai đoạn phát triển tăng tốc sắp tới của đất nước.
Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có một số cách tiếp cận mới như:
Phát triển nguồn điện ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước, bao gồm cả nhu cầu công suất nguồn điện cho mua bán điện trực tiếp (DPPA), đồng thời xét đến nhu cầu xuất khẩu điện và sản xuất năng lượng mới.
Phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện, đưa điện hạt nhân có công nghệ tiên tiến, bảo đảm an toàn trở thành nguồn điện nền quan trọng, góp phần đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Phát triển tối đa nguồn năng lượng tái tạo theo tiềm năng, thế mạnh từng vùng, bảo đảm yếu tố kinh tế - kỹ thuật trong từng giai đoạn quy hoạch, phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ; kết hợp với đầu tư lưới điện thông minh để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng dịch vụ cung cấp điện.
Phát triển hợp lý các đường dây tải điện liên vùng, liên miền, góp phần tối thiểu hoá chi phí sản xuất điện toàn hệ thống; tăng cường hơn nữa liên kết trao đổi hợp tác về điện với các nước láng giềng, các nước ASEAN để tận dụng tiềm năng năng lượng của từng nước, tối ưu hoá vận hành hệ thống liên kết.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện lực, bao gồm cả đầu tư lưới điện truyền tải, trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện theo cơ chế thị trường về giá mua bán điện, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên và đáp ứng yêu cầu phát triển của từng vùng, miền.
-
63 tỉnh thành đề xuất gì trong điều chỉnh Quy hoạch điện VIII?
Nhiều địa phương dự báo nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao và đề xuất khai thác điện mặt trời, điện gió, điện khí LNG, điện rác… để thu hút đầu tư, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong thời gian tới.
-
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu, điều chỉnh Quy hoạch điện 8
Sau hơn 15 tháng có hiệu lực, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh Quy hoạch điện 8 để đảm bảo khả thi, cung ứng điện.
-
Bình Định muốn bổ sung 15 dự án điện gió vào Quy hoạch Điện VIII
7 dự án điện gió trên biển tổng công suất 8.600 MW và 8 dự án điện gió trên bờ tổng công suất 862 MW được tỉnh Bình Định đề xuất bổ sung vào Quy hoạch điện lực quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2050.








-
21 tỉnh thành phía Nam được bổ sung thêm nguồn điện mới
Từ đầu năm 2025, nhiều công trình tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng… đã được đưa vào vận hành, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội....
-
CHÍNH THỨC: Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần
Theo nghị định mới của Chính phủ, giá điện được xét thay đổi 3 tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên. Tức là, mỗi năm có thể sẽ có 4 đợt thay đổi giá điện.
-
Chính thức áp dụng mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa 2.444,09 đồng/kWh
Từ ngày 31/3, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.