UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề xuất với Bộ Công thương về việc đưa các dự án điện gió và các công trình lưới điện của địa phương vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII).
Bình Định đề xuất 15 dự án điện gió vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII
Lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết, địa phương được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió. Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm quan tâm đăng ký nghiên cứu, khảo sát để đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ và gần bờ trên địa bàn tỉnh.
Để có cơ sở cho tỉnh thu hút các nhà đầu tư phát triển điện gió, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Công thương xem xét đưa 7 dự án điện gió ngoài khơi và 8 điện gió trên bờ, gần bờ đang đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh vào trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII trước năm 2030.
Cụ thể, 7 dự án điện gió trên biển gồm Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định 1, 2 (đều có công suất 300 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định 3 (2.000 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi xã Nhơn Lý (1.000 MW); Nhà máy điện gió PNE (2.000 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi Mỹ An (1.000 MW); Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định (2.000 MW).
Đối với dự án điện gió trên bờ, 8 dự án bao gồm Nhà máy điện gió Mỹ An (50 MW); Nhà máy điện gió HCG Hoài Nhơn (150 MW); Nhà máy điện gió Phù Mỹ (125 MW); Nhà máy điện gió Mỹ Chánh (100 MW); Nhà máy điện gió Hòn Đôi (50 MW); Nhà máy điện gió Mỹ Đức (100 MW); Nhà máy điện gió Vân Canh Bình Định (150 MW); Nhà máy điện gió Vĩnh Thuận (137 MW).
Trong đó, UBND tỉnh Bình Định đặc biệt đề nghị Bộ Công thương quan tâm đưa dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định do Tập đoàn PNE đăng ký nghiên cứu, khảo sát đầu tư với tổng công suất 2.000 MW và các công trình đường dây và trạm biến áp phục vụ đấu nối của Dự án này vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Theo Quy hoạch điện VIII được phê duyệt hôm 15/5, cơ cấu nguồn điện Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than. Định hướng đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW, không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới.
-
Bộ Công Thương họp với Bạc Liêu, Long An, Bình Thuận… “thúc” tiến độ 13 dự án điện khí LNG
Bộ Công Thương cho rằng việc phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....
-
Doanh nghiệp FDI có hơn 3.000 lao động làm việc tại Việt Nam muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực điện gió
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo Doosan Vina mong muốn Việt Nam tạo điều kiện để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tron...
-
Các dự án điện lớn trên cả nước đang được triển khai đến đâu?
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực đã chính thức cho phép Chính phủ quy định cơ chế đặc thù cho điện khí. Không còn lý do để trì hoãn, nếu tiếp tục trì hoãn Bộ Công Thương sẽ kiến nghị lên Chính phủ thu hồi....