Do thị trường suy yếu nên nhà sản xuất thép cuộn cán nóng Hòa Phát Dung Quất đã giảm mặt hàng này xuống thêm 75-80 USD/tấn. Theo đó, giá loại SAE1006 HRC hiện đang ở mức 705 USD/tấn cfr tại Thành phố Hồ Chí Minh, loại SS400 có giá 695 USD/tấn.
Đối với các lô hàng tháng 7, mức giá bán của 2 sản phẩm SAE1006 và SS400 của Hòa Phát lần lượt là 780 USD/tấn và 775 US/tấn.
Hòa Phát thông báo giảm thêm 80 USD/tấn với thép cuộn cán nóng cho các lô hàng tháng 8, 9 tới đây
Hiện giá bán thép cuộn cán nóng HRC mới nhất của Hòa Phát vẫn khó cạnh tranh được với các sản phẩm thép cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc do mức chênh lệch cao hơn khoảng 10-30 USD/tấn. Cụ thể, giá chào giá HRC SAE1006 của nước này đang phổ biến ở mức khoảng 700 USD/tấn cfr tại Việt Nam và đối với HRC SS400 là 660-665 USD/tấn.
Do đó, có thông tin cho rằng Hòa Phát có thể giảm giá thêm khoảng 10-15 USD/tấn với mặt hàng thép HRC để có thể cạnh tranh được với các nhà cung cấp khác.
Trước đó, một nhà sản xuất thép cuộn khác của Việt Nam là Formosa Hà Tĩnh đã điều chỉnh giảm giá sản phẩm SAE1006 HRC xuống còn 724-725 USD/tấn cfr tại TP.HCM vào cuối tuần trước.
Hiện nay, thép cuộn cán nóng HRC là nguyên liệu đầu vào quan trọng của những doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép trong nước như Hoa Sen hay Nam Kim. Tại Việt Nam, hiện nay mới chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất được thép cuộn cán nóng HRC là Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2021, Hoà Phát và Formosa tiêu thụ được gần 7,13 triệu tấn thép HRC, tăng gần gấp đôi so với năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu về mặt hàng này của Việt Nam khoảng 12-14 triệu tấn và tăng trưởng trung bình 10%/năm. Điều này đồng nghĩa với sản lượng hiện tại mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trong nước.
Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát cho biết doanh nghiệp này đã sản xuất được 200.000 tấn thép cuộn cán nóng HRC, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp này lý giải do thị trường các sản phẩm hạ nguồn HRC như ống thép, tôn mạ còn chậm, dẫn đến mức tiêu thụ nguyên liệu thép cuộn cán nóng thấp suy giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng vừa điều chỉnh giảm giá bán mặt hàng thép xây dựng trong hôm 19/6 vừa qua. Cụ thể, tại miền Bắc điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép CB240, và giảm 510.000 đồng/tấn đối với mặt hàng thép D10 CB300. Sau điều doanh nghiệp này điều chỉnh giảm hai loại thép trên lần lượt là 300.000 đồng/tấn và 410.000 đồng/tấn xuống còn 16,95 triệu đồng/tấn và 17,41 triệu đồng/tấn.
-
Hòa Phát tăng tốc bán hàng, xuất khẩu thép xây dựng nhiều gấp 2 lần cùng kỳ
Tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận lượng thép sản xuất và tiêu thụ tăng đáng kể. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng nhiều gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021.
-
Sau tuyên bố “NHƯỜNG SÂN” của ông chủ Hòa Phát, thị phần ngành thép 2024 đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản....
-
Là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, chiếm 15-20% chi phí xây dựng, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
Trong năm 2025, MBS kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% lên 590 USD/tấn.
-
Triển vọng của ngành thép trong năm 2025: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng gia tăng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, ngành thép đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ....