Ghi nhận từ báo cáo mới đây Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG) đã mở lại lò cao cuối cùng tại Dung Quất vào đầu tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, nhà sản xuất thép hàng đầu này sẽ tạm dừng lò cao số 3 tại tổ hợp Hải Dương vào tháng 9 tới đây.
Cụ thể, 1 lò cao tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải Dương có công suất 1,2 triệu tấn/năm (tương đương 14% tổng công suất) sẽ được tạm dừng trong vòng 3 tháng, dự kiến đến hết năm 2023.
Hòa Phát lên kế hoạch đóng cửa 1 lò cao tại Hải Dương từ tháng 9/2023
Hiện Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải Dương có 3 lò với tổng công suất là 2,5 triệu tấn/năm. Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, việc tạm đóng lò cao số 3 nằm trong kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng được lên từ đầu năm. Dự kiến việc bảo dưỡng này sẽ diễn ra trong quý 4/2023.
Với việc Hòa Phát tạm đóng 1 lò cao tại Hải Dương, SSI Research cho rằng sản lượng sản xuất của “anh cả” ngành thép này có thể tăng trong quý 3/2023 để tích trữ thành phẩm cho quý cuối năm.
Mới đây, Hòa Phát vừacó báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trong tháng 7/2023 với sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép các loại tiếp tục được cải thiện đáng kể. Theo đó, nhà sản xuất thép này cho biết đã sản xuất được 633.000 tấn thép thô, tăng 22% so với tháng 6/2023. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 555.000 tấn, tăng 3% so với tháng trước.
Đáng chú ý, sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng HRC của Hòa Phát ghi nhận đạt 291.000 tấn, tăng 16% so với tháng 6 trước đó và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm nay. Doanh nghiệp này cho biết, sản lượng thép cuộn cán nóng trong tháng vừa qua đạt cao kỷ lục trong năm nay là nhờ nhu cầu HRC trên thị trường có tín hiệu tích cực, đặc biệt là trên thị trường xuất khẩu.
Cũng trong tháng 7 vừa qua, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường 261.000 tấn thép xây dựng, giảm 9% so với tháng 6/2023, chủ yếu do sức cầu vẫn yếu và tình hình thời tiết không thuận lợi cho hoạt động xây dựng.
Bên cạnh thép xây dựng và thép cuộn cán nóng, nhà sản xuất này còn cung cấp nhiều sản phẩm chế biến sau thép như ống thép, tôn mạ, thép dự ứng lực. Cụ thể, bán hàng ống thép và tôn mạ các loại của Hòa Phát đạt sản lượng 74.000 tấn và 32.000 tấn, tăng lần lượt 22% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, doanh nghiệp được mệnh danh là "vua thép" đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép. Ngoài ra, còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Trước đó, hồi cuối năm 2022, Hòa Phát đã có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương kể từ tháng 11/2022. Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh được tiếp tục duy trì.
Tới thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đã vận hành trở lại 7/7 lò cao. Nhờ vậy, công suất sản xuất trong tháng 7 vừa qua đạt hơn 95%, là mức công suất cao nhất từ tháng 10/2022 tới nay.
-
Hòa Phát lên kế hoạch mở lại lò cao cuối cùng tại Dung Quất trong tháng 7/2023
Sau khi mở lại 3 lò cao trong quý 2 vừa qua, Hòa Phát đang xem xét khởi động lò cao còn lại tại Khu Liên hợp Dung Quất trong tháng 7/2023.
-
“Vua thép” đón tín hiệu tích cực về sản lượng, mở lại đủ 7 lò cao
Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng của Hòa Phát đạt 243.000 tấn trong tháng 5/2023, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
-
Lên kế hoạch mở lại 2 lò cao, Hòa Phát sẽ vận hàng đủ 7 lò cao vào cuối tháng 5/2023
Sau khi khởi động lại 1 lò cao trong đầu tháng 4/2023, Hòa Phát đang xem xét mở 2 lò cao còn lại trước ngày 20/5 tới đây.
-
Thành phố tại tỉnh đông dân số thứ 8 cả nước sẽ dành hơn 17.000ha phát triển du lịch sinh thái gắn với nghỉ dưỡng
Trong Chương trình phát triển đô thị thành phố đến năm 2040, đô thị này được chia thành 3 khu vực phát triển, trong đó dành hơn 17.000ha phát triển du lịch văn hoá sinh thái, nông nghiệp sinh thái gắn với nghỉ dưỡng và bảo tồn di sản văn hoá quốc gia...
-
Năm 2025, Hải Dương sẽ khởi công 20 dự án trọng điểm
Trong Kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2025, tỉnh Hải Dương kế hoạch sẽ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ 1 tỷ USD trở lên; khởi công xây dựng 20 dự án trọng điểm, quan trọng; 7 dự án phát triển nhà ở xã hội (tương ứng 4.515 căn...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư công
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức lập tổng mức đầu tư, dự toán công trình, dự toán gói thầu sát thực tiễn.