Sản xuất, tiêu thụ cùng đi lùi
Nếu như năm ngoái, sản lượng thép xây dựng tiêu thụ cao kỷ lục nhờ nhu cầu thị trường tăng trưởng mạnh thì những tháng đầu năm 2023, thị trường trầm lắng do sức cầu yếu khiến sản xuất và tiêu thụ của Hòa Phát gặp nhiều khó khăn.
Hòa Phát gặp khó thép
Cụ thể, trong tháng 2/2023, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã sản xuất được 416.000 tấn thép thô, giảm mạnh tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 475.000 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ.
Phía Hòa Phát cho biết, tình hình bán hàng thép tại thị trường trong và ngoài nước đều giảm so với cùng kỳ. Điều này phản ánh hai trạng thái khác nhau của thị trường xây dựng đầu năm 2022 và 2023.
Tuy nhiên, điểm sáng trong giai đoạn này chính là sản lượng HRC cao gấp hơn hai lần so với tháng 1/2023. Cụ thể, sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng HRC của Hòa Phát trong tháng 2/2023 ghi nhận 186.000 tấn, cao gấp hơn 2 lần so với tháng trước nhưng giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tự, bán hàng thép xây dựng trong giai đoạn này đạt 282.000 tấn, giảm 37% so với tháng 2 năm ngoái. Với sản phẩm hạ nguồn HRC, ống thép Hòa Phát tiêu thụ 54.000 tấn, giảm 31%; tôn mạ các loại đạt gần 27.000 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Tiêu thụ thép Hòa Phát không khả quan do sức cầu yếu, sản lượng bán hàng tháng 2 chỉ bằng 70% cùng kỳ năm ngoái
Tính chung hai tháng đầu năm, sản lượng thép thô của “Vua thép” Hòa Phát đạt 809.000 tấn, giảm 42% so với cùng kỳ. Bán hàng thép xây dựng, HRC và phôi thép ghi nhận 877.000 tấn, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, Hòa Phát còn cung cấp cho thị trường 107.000 tấn ống thép, 48.000 tấn tôn mạ các loại, đạt tương ứng 83% và 68% so với sản lượng bán hàng hai tháng đầu năm ngoái.
Sẽ khởi động lại 3 lò cao trong nửa đầu năm 2023
Sau khi khởi động lại 1 lò cao tại Khu Liên hợp Hải Dương vào tháng 12/2022 và Hòa Phát đang xem xét khởi động lại 3 lò cao khác, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 1 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương trong nửa đầu năm 2023.
Hiện Hòa Phát đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương. Ngoài ra, Hòa Phát còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Trước đó, nhà sản xuất thép này đã có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Hòa Phát Dung Quất và 2 lò cao ở Hòa Phát Hải Dương kể từ tháng 11/2022.
Lý do dừng lò được đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tập đoàn được tiếp tục duy trì - động thái này được Hòa Phát nhận định là để "mang tính sống còn của doanh nghiệp" trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn.
Theo Hòa Phát, chi phí để khởi động lại lò cao sau khi tạm dừng hoạt động là khoảng 30 - 40 tỷ đồng/lò. Tuy vậy, doanh nghiệp này đã không đóng hoàn toàn các lò cao này mà duy trì ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể trong 2 tháng cuối năm. Nhờ thế, quá trình khởi động lại lò cao lần này sẽ được rút ngắn.
Việc hoạt động dưới công suất đã ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh, góp phần khiến cho Hòa Phát lỗ ròng quý thứ hai liên tiếp và lỗ gộp lần đầu tiên kể từ quý 4/2008. Tính chung cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
Năm 2023, Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn 8.000 tỷ đồng do nhận đình ngành thép vẫn còn nhiều khó khăn.
-
Vua thép Hòa Phát trở lại “đường đua” bất động sản
Trong khi hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tìm cách xoay sở trong cơn khát vốn, Hòa Phát của tỉ phú Trần Đình Long đã có những bước đi thần tốc trong việc "gom đất", trở thành nhà đầu tư của hai dự án đô thị tại Hưng Yên và Phú Thọ với tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỉ đồng.
-
Giá thép xây dựng hôm nay 2/3: Thép Hòa Phát tăng 200.000 đồng/tấn
Trước tình hình giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, Công ty TNHH Thép Hoà Phát Hưng Yên đã điều chỉnh tăng giá mặt hàng thép xây dựng thêm 200.000 đồng/tấn từ ngày 6/3 tới đây.
-
“Bí kíp” luyện thép NHANH - NHIỀU - RẺ khiến thế giới ngỡ ngàng mà Trung Quốc vừa tìm ra có gì đặc biệt?
Chỉ mất hơn 10 năm, Trung Quốc đã tạo ra công nghệ sản xuất thép không chỉ nhanh hơn mà còn rẻ hơn so với cách làm truyền thống.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....