Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán PHG) vừa công bố thông tin bất thường, thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024 và tỷ lệ dự kiến năm 2025.
Ngày 26/3, HĐQT Hòa Phát thông qua tờ trình chi trả cổ tức năm 2024 với tỉ lệ 20%, gồm 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Như vậy, với gần 6,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền chi trả cổ tức bằng tiền mặt ước tính khoảng 3.198 tỷ đồng.
Tuy nhiên theo cuộc họp mới nhất, doanh nghiệp do ông Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT sẽ trình cổ đông phương án giữ nguyên tỉ lệ 20% nhưng chuyển toàn bộ sang hình thức trả bằng cổ phiếu. Kế hoạch này sẽ được trình tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 17/4 tới đây.
Nếu được thông qua, nhà sản xuất thép này dự kiến phát hành thêm gần 1,3 tỷ cổ phiếu.
Hòa Phát sẽ không trả cổ tức tiền mặt năm 2024
Việc điều chỉnh phương án trả cổ tức, theo HĐQT Hòa Phát, dựa trên cơ sở thận trọng, đảm bảo nguồn tiền mặt trong bối cảnh biến động thị trường quốc tế phức tạp, như chính sách thuế nhập khẩu đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Hòa Phát đã dừng trả cổ tức bằng tiền mặt kể từ năm 2022. Lý giải điều này, ông Trần Đình Long từng cho biết họ dồn lực đầu tư cho dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2 nên cần vốn, khó chi trả cổ tức bằng tiền mặt.
Dự án Dung Quất 2 có quy mô 280ha, tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng. Công suất thiết kế sản xuất 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) mỗi năm. Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát đạt 14,5 triệu tấn mỗi năm, trong đó có 8,6 triệu tấn thép HRC.
Cuối năm 2024, doanh nghiệp này đã rót hơn 60.100 tỷ đồng vào dự án này. Vì thực hiện dự án này, nợ vay tài chính của tập đoàn đã tăng 18.000 tỷ đồng sau một năm, lên 83.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp này sở hữu gần 25.900 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi tính đến cuối năm ngoái.
Năm nay, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng và duy trì mức cổ tức 20%.
Về thuế quan, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới đây đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá thép mạ từ Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
Trong đó, Công ty TNHH Tôn Hòa Phát (thành viên của Tập đoàn Hòa Phát) và Thép Nam Kim chịu mức thuế 49,42%; Hoa Sen chịu mức thuế cao nhất là 59%, Tôn Đông Á bị áp mức thuế 39,84%. Những doanh nghiệp còn lại không được liệt kê riêng sẽ áp dụng mức thuế chung 88,12%.
Theo kế hoạch, sau quyết định sơ bộ này, DOC sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 18/8, trước khi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đưa ra kết luận cuối cùng vào tháng 10/2025.
Triển khai nhà máy sản xuất ray thép ngay trong tháng 4
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tập đoàn Hòa Phát ngày 9/2 vừa qua, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cam kết công ty tăng trưởng 15% mỗi năm, hưởng ứng mục tiêu GDP tăng hai chữ số giai đoạn 2025-2030. Họ cũng có kế hoạch sản xuất thép cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Hòa Phát dự kiến triển khai nhà máy sản xuất ray thép ngay trong tháng 4
Tới ngày 22/3, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất - đơn vị thành viên của Hòa Phát đã chính thức đề xuất đầu tư dự án cán thép chuyên biệt phục vụ cho ray đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc, thực hiện trong giai đoạn 2025-2027.
Địa điểm được chọn là xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Việc đặc nhà máy tại đây bởi Dung Quất không chỉ có cảng biển nước sâu, đường sắt Bắc - Nam đi ngang, mà còn là nơi Hòa Phát đang sở hữu hệ sinh thái thép quy mô nhất cả nước - giúp họ chủ động hoàn toàn từ nguyên liệu đến đầu ra.
Với dự án sản xuất ray đường sắt này, Hòa Phát cho biết cần khoảng 42ha để triển khai ngay giai đoạn 1 của dự án trong năm 2025. Các sản phẩm chính là ray thép dùng cho đường sắt đô thị và cao tốc - loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao và ít cạnh tranh nội địa.
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết, đang nỗ lực hỗ trợ nhà đầu tư Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết của dự án nhà máy sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Việc một doanh nghiệp nội địa đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ gây bất ngờ mà còn được xem là cú hích chiến lược trong công cuộc nội địa hóa chuỗi cung ứng hạ tầng giao thông hiện đại.
-
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%.
-
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
-
Dự án thép làm ray đường sắt cao tốc mà Hòa Phát vừa đề xuất nằm ở đâu, quy mô ra sao?
Tập đoàn Hòa Phát vừa chính thức đề xuất một dự án hoàn toàn mới: đầu tư nhà máy cán thép chất lượng cao, chuyên sản xuất các dòng sản phẩm ray đường sắt đô thị, ray đường sắt cao tốc. Dự án này nằm ở đâu, có gì đặc biệt mà khiến chính quyền địa phương lập tức vào cuộc hỗ trợ?








-
Hoa hậu Mai Phương Thúy kiếm tiền tỷ sau 1 đêm nhờ “vật lộn” cả ngày với cổ phiếu quốc dân
Trong ngày 9/4, Hoa hậu Mai Phương Thúy đã khiến cộng đồng chứng khoán phải chú ý khi chia sẻ trên mạng xã hội về việc “vật lộn” cả ngày để mua 1 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) với giá sàn. Nguyên văn dòng chia sẻ: "Mua có một trịu hp...
-
Một “ông lớn” ngành thép nói không với chia cổ tức, tiếp tục đầu tư nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Thép Nam Kim dự kiến trình ĐHĐCĐ không chi trả cổ tức cho năm 2024, đồng thời nghiên cứu phương án đầu tư và triển khai xây dựng dự án nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ.
-
Nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Trung Quốc báo lỗ tỷ USD chỉ trong 1 năm
Nhà sản xuất thép này của Trung Quốc đã ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 7 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) trong năm 2024, tăng mạnh so với mức lỗ 4,1 tỷ Nhân dân tệ của năm tài chính trước đó.