01/04/2022 10:40 AM
Giá xăng và hàng hóa thiết yếu tăng vọt đang thu hút nhiều sự chú ý nhất trong các báo cáo lạm phát. Nhưng chi phí cho nhà ở cũng góp phần không nhỏ đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao hơn nữa.

Giá thuê nhà tăng trở thành một hiện tượng toàn quốc tại nhiều nước. Theo công ty môi giới Redfin, giá thuê năm 2021 tăng ở 48 trong số 50 thành phố lớn nhất nước Mỹ, với mức cao nhất ở Portland (+ 39%) và Austin (+ 35%).

Giá thuê nhà tăng có liên quan đến việc giá mua nhà tăng do thiếu hụt nguồn cung trầm trọng khi người dân đổ xô đi mua nhà để hưởng lợi từ lãi suất thấp và tìm kiếm không gian sống rộng rãi hơn trong đại dịch.

Hoạt động xây dựng trên toàn thế giới đã bị chậm lại suốt hơn 2 năm qua do các đợt giãn cách, giá vật liệu cao hơn, và các vấn đề về chuỗi cung ứng. Bước sang năm 2022, lãi suất tăng trở lại và sự không chắc chắn về tình hình kinh tế - chính trị do cuộc xung đột Nga – Ukraine càng làm suy giảm tâm lý đầu tư và hoạt động xây dựng.

Trong khi đó, nhà ở có tác động lớn đến các thước đo lạm phát. Tại Mỹ, yếu tố nhà ở chiếm 1/3 chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số đo lường chính mức độ lạm phát.

Do có độ trễ giữa thời điểm tăng giá thuê trong thực tế và thời điểm báo cáo, nên ngay cả khi việc tăng giá thuê giảm tốc, nền kinh tế vẫn đối mặt với áp lực lạm phát. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas phát hiện ra rằng “tốc độ tăng giá nhà có mối tương quan chặt chẽ nhất với lạm phát tiền thuê nhà 18 tháng sau đó”. Điều đó có nghĩa là giá nhà tăng sẽ tiếp tục đẩy tình trạng lạm phát tồi tệ hơn.

Nhưng ngay cả khi có được một số biện pháp giảm lạm phát từ việc điều chỉnh giá năng lượng và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thì chi phí nhà ở cao (bao gồm cả giá thuê và mua) vẫn tác động rất lớn đến lạm phát. Đối với lĩnh vực xăng dầu, chính phủ có thể kiểm soát bằng chính sách thuế hoặc giảm tiền mặt trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong khi đó, có rất ít chính sách ngắn hạn có thể tác động lên chi phí nhà ở. Đơn giản là vì không thể nhanh chóng có thêm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Chi phí nhà ở tăng cao khiến cuộc sống của nhiều người trở nên khó khăn hơn nữa, bên cạnh nỗi lo về giá hàng hóa tiêu dùng. Thông thường, một hộ gia đình cần chi khoảng 30% thu nhập cho nhà ở và các tiện ích như điện, nước. Lạm phát khiến giá thuê nhà tăng, đẩy chi phí nhà ở vượt mức 30% và gây áp lực đặc biệt mạnh mẽ lên những hộ gia đình có thu nhập thấp. Liên minh Nhà ở Thu nhập thấp của Mỹ cho biết, lạm phát, giá cả tăng và lương thấp khiến “việc thuê một ngôi nhà giá rẻ vượt khỏi tầm với của hàng triệu lao động và hộ gia đình có thu nhập thấp”.

Trước đây, mức lương một tuần của một người lao động hoặc hộ gia đình có thể đủ trả tiền thuê nhà một tháng. Nhưng giờ đây, lạm phát khiến điều này không còn đúng với nhiều gia đình thu nhập thấp. Tại Mỹ, không có bang nào mà công nhân hưởng mức lương tối thiểu có thể “trả tiền thuê một căn nhà hai phòng ngủ khiêm tốn bằng mức lương trong một tuần làm việc 40 giờ”.

Vẫn có nhiều giải pháp để khắc phục nguồn cung nhà ở khan hiếm, nhưng không có giải pháp nào có thể khắc phục tình hình nhanh chóng. Sự chênh lệch trong cán cân cung – cầu và giá nhà vượt xa tốc độ tăng lương trong một thời gian quá dài đã khiến nhà ở trở thành một tài sản xa xỉ với nhiều người trên thế giới. Khi đại dịch xảy ra, nhiều quốc gia dường như đang phải hứng chịu những hệ quả của vấn đề này.

  • Châu Á đối mặt với lạm phát và nhu cầu tiêu dùng yếu

    Châu Á đối mặt với lạm phát và nhu cầu tiêu dùng yếu

    Châu lục tưởng như miễn nhiễm với áp lực giá cả đang bắt đầu cảm nhận rõ hơn tác động từ lạm phát khi giá năng lượng và thực phẩm tăng cao hơn. Dù vậy, người tiêu dùng ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á, phần lớn vẫn không bị ảnh hưởng.

Lam Vy (Forbes)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.