Ngày 2/1, máy bay Airbus A350 chở 379 người của hãng hàng không Japan Airlines (JAL) đã va chạm với 1 máy bay tuần duyên trong lúc hạ cánh xuống sân bay Haneda (Tokyo).
Vụ va chạm khiến cả 2 máy bay bốc cháy, 5 người trên máy bay tuần duyên thiệt mạng. Tuy nhiên, điều bất ngờ là tất cả 379 hành khách và thành viên phi hành đoàn có mặt trên chiếc Airbus A350 đều an toàn.
Sau khi tất cả hành khách thoát thân an toàn, các chuyên gia đã nghiên cứu lý do "kỳ tích" này xuất hiện. Theo đó, một số ý kiến cho rằng mức nhiên liệu thấp có thể đã giúp ngăn chặn một vụ nổ chết người, tờ The Guardian đưa tin.
Máy bay bốc cháy tại Nhật Bản hôm 2/1. Ảnh: AP
"Thân máy bay đã bảo vệ họ khỏi một đám cháy thực sự khủng khiếp, nó không cháy rụi trong một khoảng thời gian và cho phép mọi người thoát ra ngoài. Đó là một dấu hiệu tích cực", cố vấn an toàn John Cox cho biết.
Hơn 54% khung máy bay A350 cấu tạo từ vật liệu composite (vật liệu tổng hợp) sợi carbon, bao gồm thân, cánh, những bộ phận bên trong và bên ngoài quan trọng khác.
Mục đích chính của vật liệu composite là giảm trọng lượng trong khi vẫn duy trì độ bền chắc cần thiết, đồng thời giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cấu trúc máy bay và các bộ phận bên trong chủ yếu làm từ polymer cốt sợi carbon (CFRP) - vật liệu gồm nhiều thành phần, trong đó có sợi carbon.
"Từ những báo cáo ban đầu, có vẻ có một lượng khói đáng kể trong cabin và vẫn chưa rõ liệu có phần nào trong số lượng khói này bắt nguồn từ vật liệu composite cháy hay không", Todd Curtis, cựu kỹ sư của Boeing, hiện là cố vấn an toàn, cho biết.
Theo Airbus, các yêu cầu về lửa, khói và độc tính (FST) được áp dụng cho mọi yếu tố bên trong máy bay. Vật liệu composite thông dụng với cả cấu trúc lẫn cabin, do đó, chúng cũng phải đáp ứng những yêu cầu như vậy về khói và độc tính.
Về khả năng chống lửa, CRFP có thể tự động dập lửa và lớp vỏ thân máy bay bằng composite mỏng hơn có khả năng chống cháy xuyên qua tốt hơn vỏ kim loại tương đương.
Được biết, vật liệu composite với nền cốt sợi, ví dụ như CFRP có thể chịu được mức nhiệt trong khoảng 2000 độ C, cao hơn đáng kể so với sợi carbon đơn lẻ. Thêm vào đó, kể cả khi quá trình cháy đã bắt đầu, vật liệu composite carbon vẫn sẽ duy trì tính toàn vẹn cấu trúc.
-
Kính chống cháy ngăn chặn lửa, khói và khí độc trong thời gian bao lâu?
Để đảm bảo vừa an toàn phòng cháy, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian, kính chống cháy đang được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà thương mại, dần thay thế cho tường bê tông, vách thạch cao.
-
Cửa chống cháy, loại nào được sử dụng phổ biến hiện nay?
Cửa chống cháy có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau như dùng làm cửa ra vào của các căn hộ trong chung cư, cửa ra vào khách sạn hay cửa nhà riêng của bạn giúp tăng thêm tính thẩm mỹ và đảm bảo yếu tố phòng cháy, chữa cháy.
-
Vách ngăn thạch cao có khả năng chống cháy lên đến 150 phút?
Ngoài chức năng phân chia không gian, vách ngăn được làm từ các tấm thạch cao chuyên dụng còn có khả năng tiêu âm, chống cháy từ 60-150 phút, đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy hiện nay.
-
Top 7 loại vật liệu chống cháy phổ biến trong xây dựng
Chọn được các loại vật liệu xây dựng đạt tiêu chuẩn chống cháy là giải pháp tối ưu để bảo vệ an toàn cho con người và tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
-
Bình Phước yêu cầu công trình từ 9 tầng trở lên phải dùng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung
Từ nay đến năm 2025, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên tại Bình Phước phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung (VLXKN) trong tổng số vật liệu xây. Trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn....
-
Gạch thủy tinh được sản xuất bằng công nghệ in 3D
Gạch thủy tinh sản xuất bằng công nghệ in 3D, có độ chắc chắn tương đương bêtông, được liên kết với nhau như các khối lego và tháo dỡ để tái chế nhiều lần.
-
Sắp diễn ra triển lãm lớn về ngành xây dựng và nội thất tại TP.HCM
Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam (VIBE 2024) với quy mô hơn 500 gian hàng của 150 doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm sẽ diễn ra từ ngày 2 - 5/10 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm TP.HCM....