Tại ĐHĐCĐ vừa diễn ra, cổ đông Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã: VRE) đã thông qua việc miễn nhiệm với 2 thành viên HĐQT là bà Lê Mai Lan và Chủ tịch HĐQT Thái Thị Thanh Hải và tiến hành bầu bổ sung thêm 1 thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2023-2028.
Ông Nguyễn Hoài Nam được bầu vào HĐQT Vincom Retail với tỷ lệ phiếu bầu 100% trên tổng số phiếu biểu quyết. Ông Nguyễn Hoài Nam (sinh năm 1970), hiện đang là Tổng giám đốc tập đoàn Berjaya Việt Nam - một chi nhánh của tập đoàn đa ngành Berjaya Corporation Berhad thuộc Malaysia.
Cổ đông Vincom Retail cũng thông qua miễn nhiệm 3 thành viên BKS và bầu bổ sung 3 thành viên là ông Trần Xuân Hải, ông Hoàng Đức Hùng và ông Nguyễn Thành Trung.
Về kế hoạch đổi tên sau khi có sự tham gia của nhóm cổ đông mới, bà Trần Mai Hoa, Phó Chủ tịch HĐQT cho biết, thương hiệu Vincom là thương hiệu TTTM đầu tiên của người Việt. Vincom đã gắn bó với người dân, đặc biệt là người dân Hà Nội đã 20 năm kể từ khi khai trương TTTM Vincom đầu tiên tại Bà Triệu. Cái tên này cũng là niềm tự hào, là sự khổ luyện cam lai để có hệ thống lớn nhất Việt Nam như ngày hôm nay. Theo bà Mai Hoa, thương hiệu có giữ "chữ VIN" nữa hay không là thỏa thuận sau này của HĐQT.
Bà Trần Mai Hoa, Phó Chủ tịch HĐQT cũng cho biết, trong năm 2024, VRE dự kiến khai trương 6 TTTM với 4 hai trương vào tháng 6, 2 cái vào tháng 4/2024. VRE đã chạy thuê và tỷ lệ lấp đầy khá tốt, Vincom Plaza đã chạy trên 60%, Greenpark trên 90%. Và dự kiến tỷ lệ lấp đầy sẽ trên 90% tại thời điểm khai trương.
Chiến lược mới về cơ bản đồng nhất và xuyên suốt với chiến lược của Vincom Retail trong 8 năm qua. Đối với các dự án của VRE đã thông tin ra thị trường, tổng diện tích bán lẻ trong những năm tới không đổi, tiến độ triển khai rà soát lại hàng năm.
Trong các dự án mà VRE đã đặt cọc với chủ đầu tư Vingroup và Vinhomes, chính sách vẫn được giữ nguyên về giá trị về mặt đầu tư cũng như lợi ích của dự án đã đặt cọc. Vingroup vẫn tiếp tục song hành cùng VRE, chuỗi TTTM vẫn song hành với hệ sinh thái của Vingroup.
Bà Mai Hoa cũng cho biết, các cổ đông mới tuy không có kinh nghiệm làm TTTM nhưng họ đã có kinh nghiệm về bán lẻ, và đã có những mô hình bán lẻ thành công. Các nhà bán lẻ là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho các TTTM. Chúng tôi tin rằng các cổ đông mới có thể chia sẻ các kinh nghiệm về bán lẻ, đồng thời, các cổ đông mới cũng là những người đã có các kinh nghiệm về quản trị.
Trước đó, vào ngày 5/4, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) thông báo về việc hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ trong Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI.
Hiện SDI là đơn vị sở hữu trên 99% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Kinh doanh thương mại Sado - cổ đông lớn nắm 41,5% vốn của Vincom Retail.
Do đó, sau giao dịch này, Sado và Vincom Retail không còn là công ty con của Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, Vingroup vẫn sở hữu trực tiếp 18,4% vốn cổ phần Vincom Retail.
Về thương vụ tại SDI của nhóm nhà đầu tư mới, Chứng khoán Vietcap ước tính giá trị chuyển nhượng 100% cổ phần của SDI là hơn 39.080 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng này bao gồm phần sở hữu thực tế của SDI tại Vincom Retail (tương đương định giá 32.000 đồng/cổ phiếu) và quyền hưởng lợi ích cổ đông thiểu số của SDI tại hai dự án bất động sản Vinhomes Vũ Yên và Vinhomes Hạ Long Xanh.
Đồng thời, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế 21.520 tỷ đồng từ giao dịch thoái vốn này. Đây là giao dịch bằng tiền và sẽ được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán của Vingroup khi nhận tiền.
Công ty Cổ phần Vincom Retail được thành lập vào ngày 11/4/2012, được giao quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống trung tâm thương mại Vincom thuộc sở hữu của tập đoàn mẹ và các công ty thành viên. Pháp nhân này hiện là nhà phát triển bất động sản bán lẻ lớn nhất cả nước với 83 trung tâm thương mại trên khắp 44 tỉnh thành.
-
Danh tính nhà đầu tư mua lại công ty nắm 41,5% vốn của Vincom Retail
Vingroup vừa thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng 55% vốn điều lệ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI, thông qua đó Vincom Retail không còn là công ty con của Vingroup.
-
2025 sẽ là năm của khách thuê văn phòng Hà Nội?
Thị trường Hà Nội đã đạt sự đa dạng và phân hóa về vị trí các khu hành chính/văn phòng. Chính bởi vậy, khách thuê có nhiều sự lựa chọn hơn, và các lựa chọn của khách thuê sẽ không bị gói gọn giới hạn tại một khu vực nữa. Điều này đồng nghĩa với việc ...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Hà Nội giao hàng hàng loạt khu đất chuẩn bị đấu giá
UBND TP. Hà Nội vừa quyết định giao hàng loạt khu đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương.