Huyện đảo Cần Giờ
Cụ thể, theo phương án đề xuất, tuyến metro này sẽ bắt đầu từ đại lộ Nguyễn Văn Linh (phường Tân Phú, quận 7), đi theo đường Nguyễn Lương Bằng và kết thúc tại khu đất 39 ha tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ).
Tuyến có chiều dài khoảng 48,5km, quy mô metro đôi, khổ đường 1.435 mm, toàn bộ đi trên cao. Depot dự kiến xây dựng hai depot, một tại quận 7 và một tại xã Long Hòa, Cần Giờ.
Công suất vận chuyển: Khoảng 30.000-40.000 người mỗi giờ trên mỗi hướng. Tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỷ đồng (4,09 tỷ USD).
Hình thức đầu tư là Đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Vingroup sẽ sử dụng vốn tự có và huy động từ các nguồn khác theo quy định.
Dự án được triển khai theo tiến độ dự kiến: năm 2025 chuẩn bị đầu tư, lập và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình phê duyệt chủ trương đầu tư. Năm 2026 khởi công xây dựng và vận hành vào 2028.
Liên quan đến dự án này, ngày 19/3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao UBND TP.HCM khẩn trương nghiên cứu triển khai các dự án đường sắt đô thị, trong đó có tuyến TP.HCM - Cần Giờ và TP.HCM - sân bay Long Thành. Thủ tướng yêu cầu thành phố kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực tham gia và báo cáo kết quả trong tháng 4/2025.
Trước đó, tại hội nghị công bố quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra vào tháng 1/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề cập đến việc mở rộng không gian đô thị, bao gồm cả việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị kết nối đến Cần Giờ.
Thủ tướng cho biết đã trao đổi với Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, về việc nghiên cứu xây dựng hệ thống tàu điện ngầm từ TP.HCM đến huyện Cần Giờ, và ông Vượng đã đồng tình với đề xuất này.
Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 60km, Cần Giờ là huyện đảo duy nhất của TP.HCM. Vùng đất này nổi tiếng bởi đây là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, có khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn… Nhiều người lựa chọn Cần Giờ như một điểm đến vui chơi trong các dịp cuối tuần, ngày lễ.
Nghị quyết về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030 của Thành ủy TP.HCM, xác định đến năm 2030, huyện Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.
Tuy nhiên, Cần Giờ đến nay vẫn là “vùng trũng” về phát triển kinh tế so với các địa phương khác của TP.HCM. Một trong những “điểm nghẽn” là do kết nối hạ tầng giao thông giữa khu vực trung tâm với huyện đảo khó khăn.
Hiện nay, để di chuyển từ trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ vẫn phụ thuộc vào phà Bình Khánh đã quá tải. Trong khi đó, TP.HCM đang nỗ lực để sớm triển khai xây dựng cầu Cần Giờ để thay thế phà Bình Khánh.
Ngoài các dự án hạ tầng kết nối giao thông, hiện nay ở Cần Giờ có hai siêu dự án đang nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó, có dự án siêu đô thị lấn biển Cần Giờ.
Dự án được khởi công lần đầu vào năm 2007 với diện tích 400ha là đất xây dựng và 200ha là bãi biển nội bộ, do Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư.
Năm 2018, UBND TP.HCM đã có Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 05/9/2018 phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000 khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ với quy mô 2.870ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (TP.HCM).
Đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Theo đó, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án từ 600ha lên 2.870ha với tổng mức đầu tư hơn 217.000 tỉ đồng.
Một dự án khủng khác là Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ. Siêu cảng với tổng mức đầu tư lên tới 5,5 tỉ USD (tương đương gần 130.000 tỉ đồng), sẽ là cảng xanh đầu tiên tại Việt Nam.
Về quy mô triển khai, tổng diện tích bến cảng khoảng 571ha, diện tích mặt nước khoảng 477,63ha với công suất khoảng 16,9 triệu TEUs. Trong đó, tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7km, bến sà lan khoảng 2km để đón tàu có trọng tải lên đến 250.000 tấn.
-
Một tập đoàn đề xuất làm 2 dự án hơn 16.000 tỷ tại TP.HCM
Trong văn bản gửi UBND TP.HCM mới đây, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đề xuất TP tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
-
TP.HCM lên kế hoạch xây dựng tuyến metro dài gần 49km nối từ trung tâm thành phố đến huyện Cần Giờ. Đây là huyện đảo duy nhất của TP.HCM, nơi đây đang có các dự án “khủng” như siêu đô thị lấn biển, cảng trung chuyển quốc tế đang chờ triển khai có vốn đầu tư hàng tỷ USD.
-
Đã có đề án xây Siêu Cảng Cần Giờ, vị trí đặt tại Cù Lao xã Thạnh An
TP.HCM mới đây đã trình lên Thủ tướng Đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sau khi làm việc với đơn vị đầu tư là hãng tàu container lớn nhất thế giới MSC. Bên cạnh đề xuất về vị trí tại Cù lao Con Chó, hãng tàu cũng hứa hẹn sẽ di dời một phần hoạt động trung chuyển về Việt Nam.








-
TP.HCM chính thức khởi công cầu đi bộ 1.000 tỉ đồng bắc qua sông Sài Gòn
Sáng 29/3, TP.HCM chính thức khởi công cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn, nối liền Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Đây là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền N...
-
Thuduc House biến động nhân sự cấp cao, lỗ lũy kế vượt 1.000 tỷ đồng
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã chứng khoán: TDH) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán với khoản lỗ sau thuế gần 305 tỷ đồng, tăng thêm 17 tỷ đồng so với báo cáo tự lập....
-
TP.HCM sở hữu nhiều lợi thế để đảm nhận vai trò trung tâm tài chính quốc tế
TP.HCM có nền kinh tế năng động, đóng góp 15,5% GDP, hơn 25,3% thu ngân sách và gần 11,3% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Đây cũng là trung tâm thương mại, tài chính lớn nhất Việt Nam, tập trung nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoá...