Theo đó, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đến năm 2030 phấn đấu đạt 33 m2 sàn/người. Trong đó, tại khu vực đô thị là 36,5 m2 sàn/người, khu vực nông thôn là 31,5 m2 sàn/người.
Diện tích sàn nhà ở tối thiểu đến năm 2030 là 12,0 m2 sàn/người. Đến năm 2030, cơ bản tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 98%, tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ giảm còn 2% tổng số nhà ở.
Diện tích đất để phát triển nhà ở đến năm 2030 khoảng 5.520,62 ha. Trong đó bao gồm: Diện tích đất để phát triển nhà ở, khu đô thị là 5.182,78 ha; diện tích đất phát triển nhà ở xã hội là 100,44 ha; diện tích đất để phát triển (khu dân cư, HTKT..) để xây dựng nhà ở là 237,40 ha.
Tổng diện tích nhà ở tăng thêm đến năm 2030 là khoảng 8,2 triệu m2. Trong đó: Phát triển nhà ở thương mại khoảng trên 1 triệu m2; phát triển nhà ở xã hội khoảng trên 241.000 m2; phát triển nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng khoảng 6,6 triệu m2.
Hỗ trợ cho hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở, để cải thiện nhà ở khoảng 3.300 hộ. Hỗ trợ hộ nghèo, hộ sống trong vùng bão lụt tạo dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở khoảng 3.600 hộ.
Sở Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở; hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế của tỉnh.
Sở Xây dựng công bố công khai, minh bạch nhu cầu và quỹ đất để phát triển nhà ở trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
Tăng cưởng việc kiểm tra, rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi huy động vốn trái phép, mua bán bất động sản khi chưa đủ điều kiện kinh kinh doanh theo quy định của pháp luật;...
-
Tại cuộc họp, các tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, Quảng Nam, Bình Dương… đã có báo cáo về những vướng mắc vẫn đang tồn tại cần tập trung xử lý, tháo gỡ về: Thủ tục liên quan đến đất đai; nghiệm thu công trình xây dựng; hưởng giá ưu đãi (FIT); xử lý vướng mắc đối với các dự án điện mặt trời mái nhà.
-
Tỉnh ủy Quảng Bình đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, hợp nhất là 41 xã, phường
Tỉnh ủy Quảng Bình vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, ngày 14/4/2025.
-
Cao tốc Bắc – Nam sắp cán đích tại Hà Tĩnh, Quảng Bình
Cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh, Quảng Bình đang tăng tốc thi công để có thể thông xe trước dịp lễ 30/4.








-
Quy hoạch mới khu đô thị mới Lương Ninh tại Quảng Bình
UBND tỉnh Quảng Bình vừa phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, tỷ lệ 1/500.
-
Doanh nghiệp nào sẽ thực hiện dự án khu công nghiệp 1.650 tỷ đồng tại Quảng Bình?
UBND tỉnh Quảng Bình vừa chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòn La II.
-
Dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh tại Quảng Bình vừa có thông tin mới
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định số 2137/QĐ-UBND về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh.