Năm 2024, hàng loạt doanh nghiệp thép đã lên kế hoạch phát hành số lượng lớn cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ với khối lượng phát hành tại nhiều doanh nghiệp lên đến hàng trăm triệu cổ phiếu, vốn điều lệ tăng thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Trong số đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp thép như Hòa Phát, Nam Kim và Hoa Sen là những cái tên đáng chú ý nhất.
Thêm hàng trăm triệu cổ phiếu thép đổ bộ sàn chứng khoán
Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã phát hành thêm hơn 580 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỉ lệ 10% (mỗi đồng sở hữu 10 cổ phiếu HPG sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới). Nguồn phát hành được lấy từ thặng dư vốn cổ phần hơn 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 2.600 tỷ đồng.
Sau phát hành, vốn điều lệ của Hòa Phát đã tăng thêm gần 6.000 tỷ đồng, lên gần 64.000 tỷ đồng. Hòa Phát trở doanh nghiệp có số cổ phiếu lưu hành lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán với 6,4 tỷ cổ phiếu, chỉ sau VPBank với 7,9 tỷ cổ phiếu.
CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) mới đây cũng đã lên kế hoạch chào bán 131 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu.
Với số lượng phát hành và giá chào bán như trên, Nam Kim muốn huy động 1.580 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này doanh nghiệp dự kiến sẽ góp vốn vào Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ để đầu tư dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bên cạnh phát hành cho cổ đông hiện hữu, doanh nghiệp này cũng thông qua phương án phát hành 52,6 triệu cổ phiếu để tăng vốn. Thời gian dự kiến triển khai từ quý 3 đến quý 4/2024, sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Nếu hoàn thành cả hai đợt phát hành trên, tổng lượng cổ phiếu mới được doanh nghiệp phát hành là 180 triệu cổ phiếu, sau phát hành, dự kiến vốn điều lệ của Nam Kim sẽ tăng từ 2.633 tỷ đồng, lên gần 4.500 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) cũng thông qua kế hoạch phát hành 5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ khi kết thúc đợt phát hành.
Việc hàng trăm triệu cổ phiếu thép được bổ sung vào thị trường chứng khoán không chỉ là cơ hội mới cho nhà đầu tư mà còn phản ánh sự phát triển tích cực của ngành thép Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo về những thách thức mà các doanh nghiệp có thể phải đối mặt, như sự biến động giá nguyên liệu, sức ép cạnh tranh từ thị trường quốc tế, và tình hình kinh tế toàn cầu khó lường.
-
Cổ phiếu thép đồng loạt bứt phá dù nhận thông tin bất lợi
Chứng khoán Mirae Asset ước tính giá điện tăng 4,5% có thể khiến các doanh nghiệp thép giảm 23% lợi nhuận, bởi chi phí điện chiếm 10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp ngành này.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.