Lỗ hơn 82 tỷ đồng trong quý 3/2024
Bất động sản là lĩnh vực then chốt ảnh hưởng đến hàng chục ngành nghề khác. Vì vậy, sự suy yếu của lĩnh vực này kéo theo nhiều nhóm ngành khác, trong đó các doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng (thép, cát, đá, xi măng…) chịu ảnh hưởng không nhỏ. Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC) cũng nằm trong số đó.
Thép SMC là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại, gia công Coil Center và sản xuất các sản phẩm thép. Trong đó, thương mại thép (thép xây dựng, thép tấm lá, thép hình, xà gồ) là lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực về cả sản lượng và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đối với gia công Coil Center (gia công cắt, chặt, xả băng thép tấm cán nóng; gia công cắt, chặt xả băng thép lá cán nguội), công ty gia công thép và cung cấp ra thị trường.
Không giống các công ty sản xuất thép lớn, khi vừa tiêu thụ thị trường nội địa, vừa xuất khẩu, SMC chủ yếu tập trung vào thương mại trong nước, khách hàng là các công ty xây dựng, chủ đầu tư lớn.
Thép SMC lỗ hơn 82 tỷ đồng trong quý 3/2024
Mới đây, SMC vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 2.276 tỷ đồng, giảm 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong kỳ, giá vốn hàng bán đạt 2.266 tỷ đồng, giảm 28,7% so với cùng kỳ, qua đó giúp lợi nhuận gộp của doanh nghiệp ở mức 10 tỷ đồng, so với khoản lỗ cùng kỳ là 41 tỷ đồng.
Kết quả, quý 3/2023 SMC lỗ sau thuế hơn 82 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ cùng kỳ là 178 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm, dù doanh thu giảm mạnh 36%, đạt 6.748 tỷ đồng nhưng công ty đã có lãi trở lại với gần 7 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ 586 tỷ đồng. Tuy nhiên, lỗ lũy kế tính đến cuối quý 3 vẫn ghi nhận gần 147 tỷ đồng (đầu năm là 169 tỷ đồng).
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, ban lãnh đạo SMC cho biết thị trường thép trong giai đoạn này vẫn còn nhiều khó khăn, giá thép giảm, nhu cầu trong nước chậm do ngành bất động sản chưa phục hồi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và doanh thu của công ty.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 khả quan hơn, chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh tài chính và chuyển nhượng tài sản mang lại.
Năm 2024, SMC lên mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 13.500 tỷ và 80 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 50% kế hoạch doanh thu và còn cách rất xa mục tiêu lợi nhuận năm.
Mắc kẹt với nợ xấu, vận đen với Xây dựng Hòa Bình
Tại thời điểm 30/9/2024, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng gần 560 tỷ đồng cho hơn 1.290 tỷ đồng nợ xấu. Thời gian tới, nếu công nợ vẫn chưa thể thu hồi được, SMC phải tiếp tục trích lập dự phòng thêm theo quy định.
Ngoài khoản nợ xấu trên, SMC cũng cho Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) nợ 105 tỷ đồng và hạch toán nợ xấu. Hai bên đã ký thỏa thuận thực hiện việc hoán đổi công nợ sang cổ phiếu.
Báo cáo tài chính của SMC ghi nhận tại ngày 30/9, khoản đầu tư vào cổ phiếu HBC có giá gốc gần 105 tỷ đồng, nhưng công ty phải trích lập dự phòng hơn 24 tỷ đồng, tương đương mức lỗ 23%.
Tuy nhiên, vận đen chưa buông tha doanh nghiệp thép này. Sau khi hoàn tất hoán đổi nợ sang cổ phiếu HBC thì mới đây, cổ phiếu này bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp.
Hơn 347 triệu cổ phiếu Hòa Bình hiện đang giao dịch trên sàn UpCom thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 18/9, giá tham chiếu 5.700 đồng/cổ phiếu.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của SMC đạt 5.075 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền và tiền gửi ngắn hạn ghi nhận 158 tỷ đồng, hàng tồn kho của công ty ở mức 814 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản với hơn 1.400 tỷ đồng và hầu hết là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Tổng nợ phải trả của SMC tại thời điểm cuối quý 3 ở mức 4.271tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 2.400 tỷ đồng.
-
Danh sách nợ xấu của Thép SMC xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận, Công ty TNHH bất động sản Đà Lạt Valley…
-
Tuổi 36 của một hãng thép có tiếng tại miền Nam, liên tục bán đất, bán nợ để duy trì hoạt động
Liên tục thua lỗ từ năm 2022 đến nay, CTCP Đầu tư Thương mại SMC buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự và liên tục bán bất động sản, bán nợ để có tiền duy trì hoạt động.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Những chiếc vỏ container “made in Vietnam” tiêu tốn tới 2.200 tỷ đồng của ông chủ Hòa Phát
Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng vốn đầu tư tại dự án nhà máy sản xuất container Hòa Phát xấp xỉ 2.200 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay....
-
SSI khuyến nghị mua ngay một cổ phiếu “ông lớn” ngành thép với tiềm năng sinh lời gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Trong ngắn hạn, sự phục hồi của giá thép gần đây, sản lượng tiêu thụ tăng và triển vọng đóng góp từ nhà máy mới sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu của nhà sản xuất thép này.