Công ty CP Thép Pomina tiền thân là nhà máy thép Pomina 1, được thành lập từ năm 1999. Ngày 17/8/1999, nhà máy thép Pomina chuyển thành Công ty TNHH Thép Pomina với vốn điều lệ 42 tỷ đồng.
Đến năm 2010, doanh nghiệp này được niêm yết lần đầu tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã cổ phiếu là POM.
Hiện tại, Pomina đang có 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất 2,6 triệu tấn và khoảng 1.100 lao động. Trong đó, công suất luyện phôi thép 1,5 triệu tấn/năm và công suất cán thép xây dựng đạt 1,1 triệu tấn.
Chiến lược của hãng thép có trụ sở tại Bình Dương là tập trung ở phân khúc trọng điểm thép xây dựng và tập trung tại thị trường trọng điểm miền Nam.
Với việc 2 nhà máy thép vẫn dừng hoạt động, Pomina lỗ thêm 500 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024
Mới đây, Pomina vừa công bố Báo cáo tài chính quý 2/2024 của công ty mẹ với doanh thu thuần giảm 85% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 46 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty lỗ gộp 52 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 26 tỷ đồng trong quý 2/2023.
Mặc dù đã tiết giảm các khoản chi phí nhưng công ty vẫn báo lỗ sau thuế 279 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 349 tỷ đồng. Đây là quý thua lỗ thứ 9 liên tiếp của doanh nghiệp này.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, theo lãnh đạo Pomina, do nhà máy thép Pomina 3 và nhà máy Pomina 1 vẫn còn ngưng hoạt động nhưng phải gánh chịu nhiều chi phí trong đó có chi phí lãi vay, chi phí quản lý. Để khắc phục tình trạng này, công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư để tái cấu trúc lại để có thể sản xuất lại trong thời gian sớm nhất.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, nhà sản xuất thép này ghi nhận doanh thu đạt 48 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế hơn 500 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 536 tỷ đồng.
Như vậy, với việc tiếp tục thua lỗ trong 2 quý vừa qua, Pomina đang ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 1.769 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý 2/2024, tổng tài sản của Pomina đạt 8.356 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí xây dựng dở dang với hơn 5.700 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 29%, xuống còn 255 tỷ đồng; tiền mặt chỉ còn gần 8 tỷ đồng.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, lên mức 7.260 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là hơn 4.300 tỷ đồng, gồm 3.300 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 1.000 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu POM đang giao dịch trên sàn UPCoM và thuộc diện bị hạn chế, chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Cổ phiếu POM đang ở vùng giá 3.000 đồng/cp.
-
Khởi đầu trải nghiệm all-in-one tại lễ công bố dự án TT AVIO
Tự chủ về tài chính, đột phá trong tư duy và thời thượng trong phong cách sống, thế hệ trẻ ngày nay ngày càng đề cao sự duy mỹ, tính trải nghiệm và đa tiện ích khi lựa chọn không gian sống. Một chốn an cư hội tụ tất cả các yếu tố "all-in-one" như TT ...
-
Nhà máy gần 34.000 tỷ đồng sắp đi vào vận hành, rộng cửa đón hàng nghìn người lao động
Hiện nhà máy này đã hoàn thành 90% các hạng mục xây dựng và lắp đặt, dự kiến khi đi vào vận hành vào đầu năm 2025 sẽ mang đến việc làm cho hàng nghìn người lao động tại Bình Dương nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung....
-
Một huyện của Bình Dương sẽ có thêm gần 3.000ha đất khu công nghiệp
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 2973/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng 18 cụm, 4 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 3.000ha ở huyện Phú Giáo.