Sở Giao thông Vận tải TP.HCM mới đây đã có văn bản gửi UBND Thành phố về kế hoạch thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22.
Theo đó, dự án có tổng chiều dài 9,1 km, kéo dài từ nút giao An Sương (quận 12) đến Đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn). Tuyến đường sẽ được mở rộng từ mặt cắt hiện hữu rộng 20–25 mét lên thành 60 mét, với tổng cộng 10 làn xe. Trong đó, phần đường chính ở giữa gồm 4 làn xe có tốc độ thiết kế 80 km/h, phần đường đô thị hai bên gồm 6 làn xe với tốc độ thiết kế 60 km/h.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 10.424 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư khoảng 6.227 tỷ đồng sẽ được bố trí từ ngân sách TP.HCM, phần còn lại do nhà đầu tư huy động theo hình thức PPP (hợp đồng BOT). Công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ tháng 5/2025, dự kiến bàn giao đất vào đầu năm 2026 để tiến hành thi công. Việc lựa chọn nhà đầu tư và ký hợp đồng PPP sẽ hoàn tất trong quý I/2026.
Bên cạnh Quốc lộ 22, nhiều dự án giao thông quan trọng khác kết nối TP.HCM với Tây Ninh cũng đang được chuẩn bị triển khai, góp phần hình thành mạng lưới liên kết vùng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài là dự án đáng chú ý với tổng chiều dài 51 km, kết nối từ Đường Vành đai 3 (huyện Củ Chi) đến huyện Bến Cầu (Tây Ninh). Tuyến đường được thiết kế 4 làn xe trong giai đoạn 1, tốc độ 120 km/h, tổng vốn đầu tư khoảng 19.617 tỷ đồng theo hình thức PPP. Hiện đã có 4 nhà đầu tư bày tỏ quan tâm đến dự án.
Cao tốc Gò Dầu – Xa Mát (giai đoạn 1) cũng đang được tỉnh Tây Ninh thúc đẩy triển khai. Tuyến đường dài 28 km, kết nối huyện Gò Dầu với TP. Tây Ninh, quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 25,25 m. Dự án dự kiến được đầu tư trong giai đoạn 2026–2030, tỉnh Tây Ninh đề nghị Trung ương hỗ trợ khoảng 2.534 tỷ đồng vốn ngân sách.
Ngoài ra, dự án đường liên tuyến N8 – ĐT.787B – ĐT.789, dài hơn 48 km, đi qua thị xã Trảng Bàng và huyện Dương Minh Châu, có tổng vốn đầu tư hơn 3.416 tỷ đồng, cũng đang được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2026.
Với việc đồng loạt triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm, trục kết nối giữa TP.HCM và Tây Ninh đang dần được hình thành một cách đồng bộ và hiện đại. Đây không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn tạo tiền đề để phát triển vùng đô thị – công nghiệp – du lịch liên tỉnh trong tương lai gần.
-
Long An chuẩn bị 10.000 tỷ cho dự án vành đai lớn nhất khu vực phía Nam
Dự án Vành đai 4 TP.HCM với chiều dài hơn 200km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An đang được các địa phương tích cực chuẩn bị để sớm khởi công.
-
TP.HCM: Loạt dự án hạ tầng nghìn tỉ chờ “đánh thức” nhờ cơ chế mới
Nghị quyết 98 của Quốc hội “về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM”, trong đó có cho phép làm dự án BOT trên đường hiện hữu, BT trả chậm sẽ giúp “cởi trói” cho nhiều dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn thành phố được sớm khởi động.
-
CafeLand - UBND Thành phố đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải giao UBND TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.







-
Novaland khẳng định “đủ sức” trả nợ và duy trì hoạt động trong ít nhất 12 tháng tiếp theo
Về ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học Moore AISC liên quan đến “Giả định hoạt động liên tục”, Novaland khẳng định đây là quan điểm thận trọng của đơn vị kiểm toán, được đưa ra từ năm 2022 đến nay. Trên thực ...
-
DIC Corp "đặt cược lớn" năm 2025: Tham vọng lợi nhuận cao nhất ba năm dù năm trước chỉ đạt 16% kế hoạch
Bất chấp kết quả kinh doanh ảm đạm năm 2024, chỉ hoàn thành 16% kế hoạch lợi nhuận, DIC Corp (HOSE: DIG) tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025 với chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng gấp nhiều lần. Nếu đạt kế hoạch đề ra, đây sẽ...
-
KN Cam Ranh của ông chủ Golf Long Thành: Lợi nhuận tăng, xóa lỗ lũy kế
Trong năm 2024 KN Cam Ranh đạt lợi nhuận sau thuế hơn 189 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023 và chính thức không còn lỗ lũy kế.