CafeLand - Hàn Quốc đang bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế lần đầu tiên sau 17 năm, khi xuất khẩu bị sụt giảm sâu do đại dịch Covid-19. GDP đã giảm 3,3% trong quý 2, trong khi các nhà kinh tế vẫn nhìn thấy khả năng phục hồi.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố, GDP của Hàn Quốc đã giảm 3,3% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 so với quý trước là 1,3%. Đây là lần đầu tiên nền kinh tế suy giảm trong hai quý liên tiếp kể từ năm 2003, và là mức giảm hàng quý sâu nhất kể từ năm 1998.

Xuất khẩu giảm 16,6% - mức trượt dốc tồi tệ nhất kể từ năm 1963, trong khi đó nhập khẩu cũng giảm 7,4%. Tiêu dùng khu vực tư nhân tăng 1,4%, phần lớn là chi tiêu cho hàng hóa như xe hơi và đồ gia dụng.

"Nền kinh tế Hàn Quốc đã đi xuống kể từ tháng 10 năm 2017 và cú sốc Covid-19 đã đẩy nhanh tốc độ suy thoái kinh tế", giám đốc BOK Park Yang-soo nói trong một cuộc họp báo sau khi công bố dữ liệu.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hong Nam-ki cho biết, việc đóng cửa chưa từng có của nền kinh tế toàn cầu đã ngăn chặn hoạt động các dây chuyền sản xuất của các công ty Hàn Quốc tại nước ngoài, tiêu biểu là Việt Nam và Ấn Độ.

Suy thoái kinh tế xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Moon Jae-in có kế hoạch tăng thuế bất động sản và thuế doanh thu để ngăn giá nhà tăng quá cao, đặc biệt là tại Seoul.

Chính sách này khiến Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc không có nhiều điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa vì rủi ro lãi suất thấp hơn tạo ra quá nhiều thanh khoản trong thị trường bất động sản.

Tuần trước thống đốc BOK Lee Ju-yeol cũng cho biết, điều quan trọng là để thanh khoản dồi dào chảy vào các lĩnh vực có năng xuất. "Quan trọng nhất là phải để những nơi có năng suất cao thu hút đầu tư", ông Lee nói trong một cuộc họp báo.

Ông Lee cũng cho biết thêm, GDP của Hàn Quốc có thể giảm hơn nữa trong năm nay từ dự báo của Ngân hàng trung ương về mức tăng trưởng 0,2% trong tháng 5.

Ông Park cho biết Ngân hàng trung ương sẽ đưa ra dự báo điều chỉnh tăng trưởng trong tháng 8 này.

"Sự tăng trưởng hàng năm phụ thuộc vào việc nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh như thế nào", ông Park nói. "Nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục một cách mạnh mẽ. Chúng ta có thể theo bước của nước này".

Các nhà kinh tế cũng chỉ ra những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ hồi phục trong quý 3.

"Tôi chắc chắn rằng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay. Vấn đề là nó sẽ mạnh đến mức nào", Oh Suk-tae, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Societe Generale ở Seoul nói. "Một cuộc tranh luận nổ ra về việc nó sẽ đi theo hình chữ U, hay hình chữ V. Tôi nghĩ điều đó còn tùy thuộc vào việc vắc-xin sẽ được phát triển nhanh đến đâu và chúng ta có thể duy trì được bao lâu cho đến lúc đó".

  • Việt Nam vượt mặt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế

    Việt Nam vượt mặt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế

    Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, sự vươn lên của nền kinh tế Việt Nam đến từ ba yếu tố chính: Đầu tiên, Việt Nam đã chấp nhận tự do hóa thương mại. Thứ hai, nước ta đã bổ sung cho tự do hóa bên ngoài với các cải cách trong nước thông qua việc bãi bỏ một số quy định và giảm chi phí kinh doanh. Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào nguồn vốn nhân lực, chủ yếu thông qua các khoản đầu tư công.

Thúy Vi (Nikkei)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.