Giá thuê giảm liên tục, nguồn cung được dự báo tăng mạnh khiến không chỉ những trung tâm thương mại (TTTM) mới đi vào hoạt động khó khăn, mà ngay cả những TTTM tưởng đã hoạt động ổn định cũng điêu đứng.
Từ đổi tên để mong “đổi vận”…
Trong suốt 1 năm vừa qua, những báo cáo đánh giá của các công ty nghiên cứu bất động sản hàng đầu về thị trường mặt bằng bán lẻ Việt Nam khiến những nhà phát triển bất động sản phân khúc TTTM không khỏi bối rối. Đó là tình trạng giảm giá thuê mặt bằng bán lẻ, tình trạng dư cung và tỷ lệ trống lớn tại các TTTM hiện hữu.
Thực tế, có không ít đơn vị quản lý đã phải tạm đóng cửa TTTM do tỷ lệ khách thuê quá thấp. Cũng có TTTM phải đổi lại thương hiệu để mong “đổi vận”, hoặc tạm đóng cửa để “cơ cấu”, sửa chữa, nhưng vì thị trường quá khó khăn, thời hạn mở cửa trở lại bỗng trở thành một… ẩn số khó đoán định.
Dù việc cải tạo dường như đã xong, nhưng Tràng Tiền Plaza vẫn chưa hẹn ngày khai trương trở lại
Vào cuối năm 2012, sự kiện TTTM Picomall đổi tên thành TTTM Mipec Tower (cũng là tên của dự án) khiến nhiều người bất ngờ. Thế nhưng, những người trong giới kinh doanh cũng thừa hiểu, việc đổi tên này chẳng qua là do chủ đầu tư muốn “đổi vận” cho dự án sau 1 năm hoạt động không mấy hiệu quả. Tuy nhiên, việc đổi tên cũng không giúp TTTM Mipec Tower được lấp đầy khách thuê.
Mới đây, cái tên TTTM Grand Plaza cũng khiến nhiều người phải rầu lòng bởi thông tin đơn vị quản lý TTTM này là CTCP Quản lý tài sản IDJ phải tạm thời đóng cửa vì TTTM có quá ít khách thuê.
Trước đó, IDJ cũng đã rất nỗ lực trong việc tái cơ cấu TTTM nhằm thu hút khách thuê và khách đến mua sắm. Thế nhưng, việc cạnh tranh trong phân khúc bán lẻ quá khốc liệt đã khiến những nỗ lực của đơn vị quản lý thất bại. Vì vậy, một lần nữa IDJ phải đứng trước những lựa chọn mới trong việc quản lý, điều hành TTTM Grand Plaza.
…đến “sợ” không dám khai trương?
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, những thất bại thường dễ đến với những TTTM mới đi vào hoạt động và có vị trí không mấy thuận lợi. Thế nhưng, ngay cả những TTTM chiếm lĩnh những vị trí đắc địa, ở ngay trung tâm TP. Hà Nội cũng không tránh khỏi khó khăn, mà TTTM Tràng Tiền Plaza là một ví dụ.
Tràng Tiền Plaza dường như hội tụ được tất cả những yếu tố thuận lợi của một TTTM cao cấp. Thế nhưng, việc hoạt động không hiệu quả trong suốt 10 năm, buộc TTTM có vị trí đắc địa bậc nhất Hà Nội này phải tái cơ cấu để đi theo một định hướng hoàn toàn mới.
Theo đó, chủ đầu tư là Công ty TNHH Tràng Tiền đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng để sửa chữa, thay đổi một số hạng mục vật liệu, thiết bị trong tòa nhà. Dự kiến khi hoạt động trở lại, Tràng Tiền Plaza là nơi tập trung trưng bày, bán những sản phẩm hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, dù việc cải tạo dường như đã xong xuôi từ lâu, nhưng đến nay chưa thấy chủ đầu tư động tĩnh khai trương, hoạt động trở lại.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản mới đây, một đại diện chủ đầu tư cho biết, hiện TTTM Tràng Tiền Plaza đã lấp đầy 90% diện tích, tuy nhiên, TTTM sẽ khai trương trở lại vào thời điểm cụ thể nào thì vị lãnh đạo này cũng chưa biết.
Có lẽ, việc chần chừ trong khai trương TTTM Tràng Tiền Plaza có những lý do riêng “tế nhị” mà chủ đầu tư không tiện nói ra. Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường bán lẻ vẫn khó khăn, mức giá thuê được dự báo còn tiếp tục giảm, thì việc khai trương trở lại rất có thể đang gặp những lực cản từ chính việc cho thuê gian hàng còn hạn chế?
Theo nghiên cứu thị trường mới nhất của CBRE, năm 2012, khách thuê TTTM có xu hướng đóng cửa nhiều hơn mở mới. Ngoài ra, do nguồn cung mặt bàng bán lẻ tại Hà Nội năm 2013 tăng thêm khoảng 700.000 m2, nên thị trường sẽ có sự cạnh tranh mạnh hơn về giá.
Nghiên cứu mới nhất của Savills Việt Nam cũng cho thấy, giá thuê phân khúc bán lẻ vẫn có xu hướng giảm. Đặc biệt, một số TTTM cao cấp có kế hoạch điều chỉnh giá để lấp đầy diện tích còn trống. Cũng theo Savills, đến năm 2015, Hà Nội sẽ đón nhận thêm khoảng 1,6 triệu m2 TTTM. Do vậy, phân khúc này được dự báo tiếp tục khó khăn và cạnh tranh khốc liệt.
-
BĐS: Chờ hiệu ứng từ chính sách mới
Góc nhìn của các chuyên gia, các DN và ngân hàng trước các văn bản cụ thể hóa Nghị quyết 02 vừa được các ban, ngành đưa ra gần đây. <br/br>
-
Ngân hàng “vào cuộc” giải cứu BĐS
Hiện trên thị trường có rất nhiều dự án giá khoảng 1 tỷ đồng/căn, đây là mức giá tốt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên với những người thu nhập trung bình mà không có nhiều tích lũy thì việc có 1 tỷ để mua nhà không phải điều đơn giản. <br/br>
-
“Đừng bi kịch hóa thị trường bất động sản!”
“Nợ xấu từ thị trường bất động sản không phải là xấu nhất so với một số ngành khác và không phải là nếu không được Nhà nước cứu thì doanh nghiệp bất động sản sẽ đồng loạt chết, kéo theo nền kinh tế lao đao! Đừng “bi kịch hóa” thị trường này!”, TS. Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nêu quan điểm. <br/br>