Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu công ty giầy Cẩm Bình phải dừng ngay hoạt động sản xuất gạch ceramic do không có các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng; vị trí sản xuất sát khu dân cư, không phù hợp định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, công ty vẫn hoạt động sản xuất gạch ceramic gây bức xúc trong nhân dân. UBND huyện Cẩm Giàng đã nhiều lần đôn đốc, yêu cầu công ty phải dừng ngay hoạt động sản xuất gạch nói trên.
Ngày 16/7, UBND huyện Cẩm Giàng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh thực hiện các biện pháp để tổ chức cưỡng chế dừng hoạt động sản xuất gạch ceramic tại Công ty CP Giầy Cẩm Bình theo quy định.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Giầy Cẩm Bình tiền thân là Xí nghiệp Dệt xuất khẩu Hải Hưng, sau được đổi thành Công ty Dệt may Cẩm Bình Hải Hưng và được chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần từ giữa năm 2000.
Từ năm 2002 - 2003, UBND tỉnh Hải Dương cho phép Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình thuê đất để xây dựng Nhà máy sản xuất giầy, dép xuất khẩu. Từ cuối năm 2008, Công ty này đã tự ý sử dụng một phần đất thuê để xây dựng Nhà xưởng sản xuất gạch ốp lát Ceramic với công suất 3 triệu m2/năm. Hoạt động của nhà máy gây khói bụi, ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh khiến nhiều hộ dân tại thôn Hoàng Đường (thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng) rất bức xúc.
Năm 2015, Nhà máy sản xuất gạch Ceramic đã hết thời gian được UBND tỉnh Hải Dương cho phép hoạt động, người dân đã gửi đơn đề nghị di chuyển và dừng hoạt động nhưng không được chính quyền giải quyết. Trong khi đó, Nhà máy sản xuất gạch Ceramic ngày càng được đầu tư mở rộng thêm dây chuyền sản xuất, gây ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người dân. Người dân đã nhiều lần tập trung tại cổng công ty phản đối, công ty này vẫn tiếp tục cho dây chuyền sản xuất gạch hoạt động, gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, nhà máy gạch ốp lát của Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình là 1 trong 3 cơ sở sản xuất gần nội thị, ảnh hưởng đến môi trường, không phù hợp với quy hoạch thành phố, thị trấn mở rộng. Điều chỉnh quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng xếp nhà máy này thuộc diện phải di dời.
Tuy nhiên, nhà máy vẫn ngang nhiên hoạt động, dù chưa đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, chưa được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng.
Sau khi người dân phản ánh, tỉnh Hải Dương đã vào cuộc xử lý và ngày 18/6/2021, UBND tỉnh đã có kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng và bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Giầy Cẩm Bình. Kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều vi phạm tại công ty này.
Công ty CP Giầy Cẩm Bình có 2 hoạt động phát sinh so với phương án cổ phần hóa được UBND tỉnh phê duyệt nhưng chưa có quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh và chưa đúng quy định. Đó là hoạt động sản xuất gạch ceramic từ năm 2008 và sản xuất bao bì carton từ năm 2015. Từ khi cổ phần hóa đến nay, công ty đã quản lý khu tập thể dành cho công nhân rộng hơn 1.000 m2 nhưng không đăng ký và chưa thực hiện thủ tục về đất đai theo quy định.
Bên cạnh đó, công ty thực hiện không đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt. Việc mở rộng sản xuất giầy thể thao cũng không có báo cáo ĐTM được phê duyệt. Hoạt động sản xuất bao bì carton không có kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định,…
-
Cẩm Giàng (Hải Dương): Doanh nghiệp xây dựng trái phép, gây ô nhiễm nhưng không bị xử lý?
Nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình (Công ty CP Giầy Cẩm Bình) thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có những sai phạm nghiêm trọng trong việc sử dụng đất, xây dựng các công trình khi chưa được chính quyền cấp phép và hoạt động gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc dư luận.
-
Tỉnh duy nhất nằm trong vùng Thủ Đô nhưng không tiếp giáp Hà Nội cần 384.500 tỷ đồng phát triển đô thị
Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2024 - 2025 cần khoảng 65.500 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 319.000 tỷ đồng....
-
Sắp khởi công trung tâm thương mại hơn 1.200 tỷ đồng tại Hải Dương
Hiện Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Tuấn Kiệt HD đã hoàn thành san lấp mặt bằng Trung tâm Thương mại Hải Dương (AEON Hải Dương) và đang hoàn thiện các thủ tục để thi công dự án trong tháng 12 này....
-
Tiến độ dự án nhà ở xã hội gần 1.500 ở Hải Dương hiện nay ra sao?
Tại phiên họp UBND tỉnh Hải Dương tháng 11, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất chấp thuận nhà đầu tư khu dân cư mới thị trấn Nam Sách và nhà đầu tư khu nhà ở xã hội thuộc đô thị Tân Phú Hưng; đồng thời đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư kh...