Ảnh minh hoạ
Theo đó, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại khu vực đô thị, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường phố, đường trong khu đô thị, khu dân cư, tối thiểu là 40m2 và tối đa là 80m2; các vị trí đất còn lại mức tối thiểu là 40m2 và tối đa là 120m2.
Ở khu vực nông thôn, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và tại các khu, điểm dân cư quy hoạch mới, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tối thiểu là 40m2, tối đa là 120m2; các vị trí đất còn lại tối thiểu là 60m2, tối đa là 200m2.
Tại khu vực nông thôn miền núi, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và tại các khu, điểm dân cư quy hoạch mới, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tối thiểu là 100m2 và tối đa là 180m2; các vị trí đất còn lại tối thiểu là 150m2 và tối đa là 300m2.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để sử dụng vào mục đích trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản không quá 1ha cho mỗi loại đất. Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, đất rừng suản xuất là rừng trồng, đất rừng phòng hộ không quá 5ha cho mỗi loại đất.
Hạn mức giao đất mới cho các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc xây dựng cơ sở tôn giáo không thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không vượt quá 5.000m2
Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng do tự khai hoang, không có tranh chấp, không quá 1ha cho mỗi loại đất. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng do tự khai hoang không có tranh chấp không quá 5ha cho mỗi loại đất.
Riêng trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở được hình thành và sử dụng trước ngày 18/12/1980, thì UBND tỉnh Hải Dương quy định: hạn mức công nhận đất ở tại khu vực đô thị, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường phố, đường trong khu đô thị, khu dân cư là 400m2; các vị trí đất còn lại là 600m2.
Tại khu vực nông thôn, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường huyện, đường liên thôn, liên xã, hạn mức công nhận là 600m2; các vị trí đất còn lại là 1.000m2.
Tại khu vực nông thôn, miền núi, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã, hạn mức công nhận là 900m2; các vị trí đất còn lại 1.500m2.
Còn trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thửa đất được hình thành và sử dụng từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 thì hạn mức công nhận đất ở xác định tại khu vực đô thị, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường phố, đường trong khu đô thị, khu dân cư là 350m2; các vị trí đất còn lại là 550m2.
Tại khu vực nông thôn, vị trí tiếp giáp quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã, hạn mức công nhận là 500m2; các vị trí đất còn lại là 900m2.
Tại khu vực nông thôn miền núi, vị trí tiếp giáo quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên thôn, liên xã, hạn mức công nhận là 800m2; các vị trí đất còn lại là 1.400m2
Quyết định số 37/2024 có hiệu lực từ ngày 12/9/2024, sẽ thay thế Quyết định số 12/2022 ngày 4/10/2022 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao, điều kiện hợp thửa đất, điều kiện tách thửa đất, diện tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh.
-
Hải Dương sẽ đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 17 khu vật liệu san lấp
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương, tỉnh này hiện có 17 khu vật liệu san lấp cần đấu giá quyền khai thác khoáng sản trước khi cấp phép.
-
Hải Dương kiểm tra 26 dự án chậm tiến độ
Đây là đợt rà soát các dự án đầu tư chậm tiến độ lần 2 trong năm 2024 của tỉnh Hải Dương.
-
Chuyển động mới tại Thép Hòa Phát Hải Dương sau động thái mở cửa lại lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm
Năm 2023, nhà sản xuất thép này đã dừng hoạt động 1 lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương để bảo dưỡng, chuẩn bị cho các đợt sản xuất mới trong năm nay.
-
Lãnh đạo TP Hải Dương: Tiến độ triển khai dự án Khu sinh thái Đảo Ngọc của Tập đoàn Nam Cường rất chậm
Lãnh đạo TP Hải Dương cho biết, việc xây dựng Khu sinh thái Đảo Ngọc của CTCP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội triển khai rất chậm. Thành phố đã nhiều lần đôn đốc chủ đầu tư; đồng thời kiến nghị với các sở, ngành, UBND tỉnh đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ triể...
-
Tỉnh duy nhất nằm trong vùng Thủ Đô nhưng không tiếp giáp Hà Nội cần 384.500 tỷ đồng phát triển đô thị
Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2024 - 2025 cần khoảng 65.500 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 319.000 tỷ đồng....