Ảnh minh hoạ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Báo cáo số 4881 gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Lương Điền - Ngọc Liên do Công ty cổ phần KCN Lương Điền Ngọc Liên đề xuất.
Tại Báo cáo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Hồ sơ dự án được Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương tiếp nhận ngày 30.12.2020 và gửi lấy ý kiến thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.
Thủ tục đầu tư đối với Dự án được thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp giữa Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020. Nhà đầu tư đã bổ sung, hoàn thiện hồ sơ dự án theo quy định.
Trên cơ sở Hồ sơ dự án, ý kiến của 7 Bộ và UBND tỉnh Hải Dương và các nội dung thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng, Hồ sơ dự án đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án theo quy định.
Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Lương Điền - Ngọc Liên có quy mô sử dụng đất 149,90 ha, trong đó bao gồm phần diện tích đất công trình năng lượng (0,0189ha) được giữ nguyên hiện trạng và có biện pháp bảo đảm an toàn về hành lang lưới điện tại xã Lương Điền và xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Tổng vốn đầu tư của Dự án là 1.764,59 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 268,71 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án là không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm kể từ ngày Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Nhà đầu tư thực hiện Dự án phải đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện Dự án theo đúng cam kết và tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai; đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Lương Điền Ngọc Liên chỉ được thực hiện Dự án sau khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bao gồm được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa và có trách nhiệm nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định.
Đơn vị này cũng sẽ phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện Dự án.
UBND tỉnh Hải Dương có trách nhiệm bảo đảm tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của Dự án với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đó lưu ý ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tiếp thu ý kiến của các Bộ…
-
Đến năm 2030, Hải Dương sẽ có 33 khu công nghiệp, tổng quy mô hơn 5.600ha
Trong phương án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 – 2023, tỉnh này sẽ hình thành 33 KCN với tổng quy mô là 5.661ha.
-
Thành phố tại tỉnh đông dân số thứ 8 cả nước sẽ dành hơn 17.000ha phát triển du lịch sinh thái gắn với nghỉ dưỡng
Trong Chương trình phát triển đô thị thành phố đến năm 2040, đô thị này được chia thành 3 khu vực phát triển, trong đó dành hơn 17.000ha phát triển du lịch văn hoá sinh thái, nông nghiệp sinh thái gắn với nghỉ dưỡng và bảo tồn di sản văn hoá quốc gia...
-
Năm 2025, Hải Dương sẽ khởi công 20 dự án trọng điểm
Trong Kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2025, tỉnh Hải Dương kế hoạch sẽ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ 1 tỷ USD trở lên; khởi công xây dựng 20 dự án trọng điểm, quan trọng; 7 dự án phát triển nhà ở xã hội (tương ứng 4.515 căn...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư công
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức lập tổng mức đầu tư, dự toán công trình, dự toán gói thầu sát thực tiễn.