Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, Luật Chứng khoán (sửa đổi) dự kiến bổ sung Điều 11 như sau:
a) Bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 1 như sau:
“e) Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài”.
b) Bổ sung khoản 1a và khoản 1b vào sau khoản 1 như sau:
“1a. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều này được tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
1b. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này được tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có tài sản bảo đảm;
b) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng.”
Nêu rõ lý do bổ sung quy định này, Bộ Tài chính cho rằng bản chất trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm tài chính mang tính chất trung và dài hạn, có độ rủi ro cao do kỳ hạn trái phiếu tương đối dài. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể có gặp các yếu tố không thuận lợi, khó có thể dự đoán được trong tương lai. Do đó, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu trong tương lai.
Chính vì thế, theo thông lệ chung tại các nước, chỉ có số lượng nhỏ nhà đầu tư đáp ứng điều kiện hay nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
"Những nhà đầu tư này có năng lực đánh giá, phân tích tình hình doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro đối với các khoản đầu tư", Bộ Tài chính nêu.
Bản chất của một đợt phát hành riêng lẻ là bán cho một số đối tượng nhà đầu tư xác định, trong phạm vi giới hạn (không mang tính chất rộng rãi ra công chúng) và thường là những nhà đầu tư có hiểu biết sâu về tình hình doanh nghiệp phát hành cũng như có bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá một cách chuyên nghiệp.
Về thực tiễn, mặc dù cơ quan quản lý đã thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhưng thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc vi phạm quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
"Chẳng hạn như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, số lượng nhà đầu tư cá nhân mua, nắm giữ trái phiếu tương đối lớn, trong khi đây là đối tượng nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư, chưa đánh giá được mức độ rủi ro của trái phiếu", Bộ Tài chính cho biết.
-
Quỹ 475 tỷ USD của Qatar sắp mở rộng tại Việt Nam đang rót tiền vào đâu?
Theo Viện Quỹ đầu tư quốc gia, QIA là quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ 8 thế giới. Đến cuối năm 2023, tài sản của quỹ ước tính vào khoảng 475 tỷ USD.








-
Thấy gì từ dòng vốn gần 13.000 tỷ từ trái phiếu đổ vào ngành bất động sản?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tiếp tục sôi động trong tháng 6/2025 với tổng giá trị lên tới 86.953 tỷ đồng. Trong đó, ngành bất động sản chiếm với 12.922 tỷ đồng.
-
XD3 thay thế tài sản bảo đảm trái phiếu bằng 23 sổ đỏ dự án nhà ở An Sinh
Công ty TNHH Phát triển Kinh doanh Xây dựng 3 (XD3) vừa thông qua việc lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu bằng văn bản, nhằm điều chỉnh tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu XD3CH2328001 phát hành ngày 20/6/2023 – có tổng giá trị lên tới 2.250 tỷ đồng, l...
-
Chứng khoán Tiên Phong lên tiếng về vụ việc liên quan trái phiếu “hệ sinh thái” Bamboo Capital
Ngày 9/7/2025, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã chứng khoán: ORS) đã công bố thông tin chính thức liên quan đến vụ án xảy ra tại CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (BCG), trong đó có các gói trái phiếu do doanh nghiệp thuộc “hệ sinh thái” BCG phát hành...