Theo báo Tin tức, từ đầu năm đến nay, tổng số tiền trúng đấu giá của các địa phương của Hà Nội đạt trên 11.000 tỷ đồng, trong khi cả năm 2023 đạt khoảng 9.200 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự chủ động và hiệu quả trong việc đấu giá đất để tăng thu ngân sách, tạo điều kiện cho phát triển hạ tầng cơ sở.
Đơn cử như quận Long Biên, đấu giá đất đạt 194,74% kế hoạch năm 2024, tương đương 5.242,54 tỷ đồng; huyện Mê Linh đạt 244% kế hoạch với 1.324,21 tỷ đồng; huyện Phú Xuyên thu hơn 331 tỷ đồng, đạt 115,4% kế hoạch; huyện Quốc Oai đạt hơn 420 tỷ đồng (dự kiến, từ nay đến cuối năm, thu thêm 250 - 300 tỷ đồng, đưa tổng thu đấu giá đất năm 2024 lên khoảng 600 - 700 tỷ đồng, vượt kế hoạch giao). Ngoài ra, các huyện: Gia Lâm, Chương Mỹ… cũng đạt hơn 50% kế hoạch.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội khẳng định, quy trình, thủ tục đấu giá đất của các địa phương tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng, đặc biệt là bám sát tinh thần của Luật Đất đai, các thông tư hướng dẫn liên quan. Các phiên đấu giá đất được thực hiện đúng quy định, bảo đảm minh bạch.
Thời gian gần đây, nhiều cuộc đấu giá đất thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội gây chú ý đặc biệt bởi mức trúng đấu giá được những người tham gia đẩy lên cao ngất ngưỡng.
Cụ thể, tối 19/8, phiên đấu giá 19 thửa đất thuộc xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (TP. Hà Nội) chính thức bắt đầu. Đơn vị tổ chức đấu giá cho biết, đã có hơn 700 hồ sơ đăng ký đấu giá để sở hữu 19 lô đất này. Mức giá khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2.
Phải mất hơn 19 tiếng, nghĩa là đến rạng sáng ngày 20/8, phiên đấu giá đặc biệt này mới kết thúc. Giá trúng cao nhất 133,3 triệu đồng/m2, thấp nhất 91,3 triệu đồng/m2. Mức chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá gấp 18 lần.
Trong một báo cáo gửi đến Đại biểu Quốc Hội mới đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu rõ, tình trạng một số phiên đấu giá có giá trúng cao bất thường. Tuy nhiên sau đó, phần lớn người trúng đều không nộp tiền, bỏ cọc.
Đơn cử như tại thành phố Hà Nội, qua kiểm tra công tác đấu giá đất ở các huyện Thanh Oai và Hoài Đức vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận tại Thanh Oai có 56/68 thửa đất trúng đấu giá chưa được người trúng đấu giá nộp tiền; ở Hoài Đức có 8/19 thửa đất trúng đấu giá chưa được người trúng đấu giá nộp tiền.
Liên quan đến hiện tượng này, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cho biết, tình trạng này chỉ xảy ra ở một số lô đất cá biệt, không phản ánh toàn cảnh của thị trường đấu giá đất.
Tuy nhiên, để tránh việc cố tình bỏ giá cao bất thường so với mặt bằng chung của khu vực rồi bỏ cọc, gây nhiễu loạn thị trường, thất thu ngân sách và khó khăn cho đơn vị tổ chức đấu giá, sở đã đưa ra một số biện pháp bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong đấu giá đất.
Hiện, sở đang tích cực phối hợp với các quận, huyện để rà soát, điều chỉnh bảng giá đất phù hợp giá thị trường; yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ hơn các phiên đấu giá nhằm ngăn chặn tình trạng "thổi" giá, thông đồng đấu giá, bỏ cọc.
Dự kiến, ngày 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức phiên đấu giá 25 lô đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/1m2. Diện tích các thửa đất từ gần 84 m2 - 143 m2, tiền cọc tương ứng từ 88 - 151 triệu đồng/lô. Với mỗi bước giá 5 triệu đồng/1m2, người tham gia đấu giá phải qua tối thiểu 6 vòng bắt buộc.
Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 13/11, huyện Quốc Oai phối hợp Công ty đấu giá Hợp danh số 5- Quốc gia tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá 20 thửa đất ở tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú. Các lô đất sẽ đấu giá có ký hiệu từ LK3 đến LK4, diện tích từ 77,5 m2 đến 104,4 m2, giá khởi điểm từ 4,7 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá dự kiến tổ chức ngày 16/11. Hình thức đấu giá bằng cách bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng từng lô đất cho đến khi không còn ai tham gia trả giá.
Tiếp đó, ngày 22/11, cũng tại dự án đấu giá đất ở thôn thôn Yên Quán, xã Tân Phú, UBND huyện Quốc Oai sẽ tổ chức đấu giá 19 thửa đất ở tại lô đất có ký hiệu từ LK4 đến LK5; diện tích từ 73 m3 đến 114 m2 với giá khởi điểm 4,7 triệu đồng/m2.
Cũng từ nay đến ngày 8/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ và Công ty Đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam tiếp nhận hồ sơ đấu giá 13 thửa đất ở tại 3 xã: Trạch Mỹ Lộc, Xuân Đình và Tích Giang. Cụ thể, 7 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc) có giá khởi điểm 23,4 triệu đồng/m2; 5 thửa đất thuộc khu Hương Nam (xã Xuân Đình) giá khởi điểm 25 triệu đồng/m2 và 1 thửa đất ở khu Cổng Chợ (xã Tích Giang) giá khởi điểm 16,5 triệu đồng/m2. Các thửa đất có diện tích thấp nhất 99 m2…
-
Một huyện Hà Nội đấu giá 68 lô đất nhưng có đến 56 lô có nguy cơ bỏ cọc
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) có 56/68 thửa đất trúng đấu giá đến nay vẫn chưa được người trúng đấu giá nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc. Hiện tượng này gây dư luận không tốt, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản.
-
Đại biểu Quốc hội: Không có chuyện lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách tràn lan để làm nhà ở thương mại
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất....
-
Sau giảm giá 30 tỷ, ngân hàng tiếp tục hạ giá thêm 28 tỷ hai căn biệt thự ở Ciputra
Ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An tiếp tục rao bán đấu giá hai căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội lần thứ tư.
-
Vừa bắt tay với Tập đoàn Trump, Kinh Bắc City lập văn phòng đại diện tại Hà Nội
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội, đặt tại tầng 4, số 40 Phan Bội Châu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm. Đồng thời, ông Đặng Nguyễn Nam Anh được bổ nhiệm làm người đại diện văn phòng....