Tình trạng rao bán “cắt lỗ” nhà liền thổ tại thị trường Hà Nội đã ghi nhận xu hướng giảm dần ở quý cuối năm 2023.
Ghi nhận của CBRE Việt Nam cho thấy, trong quý 4.2024, thị trường bất động sản gắn liền với đất ở Hà Nội ghi nhận tình trạng lượng rao bán cắt lỗ trên thị trường thứ cấp đã giảm dần, kéo theo đà giảm giá bán thứ cấp chững lại về cuối năm. Trong quý 4, giá bán thứ cấp trung bình của bất động sản thấp tầng tại Hà Nội đạt gần 157 triệu đồng/m2, tương đương mức giảm 5% theo năm.
Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng ghi nhận, trong quý 4, tình trạng cắt lỗ đất nền, biệt thự/liền kề cơ bản được kiểm soát và ổn định dần theo thời gian. Tại các địa phương có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, giá bán các phân khúc này đã đi ngang, thậm chí có nơi tăng nhẹ 3-5%.
Theo VARS, mặc dù tình hình kinh tế chung không khả quan, thị trường bất động sản cũng ghi nhận sự khó khăn, nhưng nền giá vẫn được nhận xét là tương đối cao so với cả giá trị thực lẫn khả năng tài chính của người dân. Đặc biệt là giá bán tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Nhìn về triển vọng thị trường trong thời gian tới, bà Dương Thùy Dung cho biết: "Mặt bằng lãi suất đang theo hướng bình ổn trở lại, trong khi đó các yếu tố về chính sách và pháp lý đang trong lộ trình sửa đổi và thông qua, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất sẽ góp phần khiến niềm tin thị trường được cải thiện, từ đó giúp thị trường phục hồi trong năm 2024".
Chuyên gia CBRE dự báo, trong năm 2024, nguồn cung mới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trở lại ở hai thành phố. Tại Hà Nội, thị trường dự kiến ghi nhận gần 16.000 căn hộ chung cư và hơn 6.000 căn nhà ở thấp tầng mở bán mới, phần lớn đến từ các dự án đại đô thị ở phía Tây và phía Đông thành phố. Tại TP.HCM, nguồn cung dự kiến duy trì hạn chế, đón nhận lần lượt hơn 9.000 căn hộ chung cư và 1.000 căn nhà ở thấp tầng. Trong ngắn hạn, nguồn cung tiếp tục hạn chế, trong khi nhu cầu lớn sẽ khiến giá bán tiếp tục neo ở mức cao.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS nhận định, năm 2024 khả năng cao sẽ là năm cuối cùng “vượt chướng ngại vật” của thị trường bất động sản Việt Nam. Thị trường sẽ dần đi vào ổn định và bức tranh toàn cảnh có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Cũng theo ông Đính, trong năm 2024, ngành bất động sản sẽ đón nhận sự quay trở lại của khoảng 30-40% môi giới bất động sản. Càng về thời điểm cuối năm, số lượng này càng có xu hướng tăng lên.
-
Lãi suất đã về mức hấp dẫn để có thể kích thích phát triển thị trường bất động sản?
Nhóm nghiên cứu của Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đánh giá, sau 4 lần hạ lãi suất điều hành trong năm 2023, lãi suất cho vay bất động sản hiện dao động quanh mức 9-11%/năm (giảm từ mức 12-13%/năm thời điểm nửa sau 2022) - đủ hấp dẫn để có thể kích thích phát triển thị trường địa ốc.
-
Làn sóng FDI dự báo bùng nổ trở lại vào năm 2025
Thực tế thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024 đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị mới, giới chuyên gia đầu ngành dự báo, làn sóng đầu tư sẽ bùng nổ trở lại trong năm 2025, khi các doanh nghiệp FDI đã và đang mở ...
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Điểm tên loạt khu vực có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản tại miền Trung - Tây Nguyên
Theo quy hoạch, nhiều đô thị tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được nâng cấp trở thành đô thị loại 1, loại 2,… Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản các địa phương trong thời gian tới....